Ông Đặng Lê Nguyên Vũ hỏi: ‘Tiền nhiều để làm gì’, vậy tại sao các đại gia Việt vẫn lao vào kiếm tiền?

Dù chỉ xem tiền là vật ngang giá, phương tiện để kinh doanh nhưng các đại gia Việt, những doanh nhân sở hữu tài sản nghìn tỉ, vẫn miệt mài, không ngừng phát triển sự nghiệp, không ngừng đi tìm những giấc mơ lớn hơn.

Mỗi người một quan điểm khác nhau về giá trị đồng tiền mình làm ra. Thế hệ những doanh nhân có tầm ảnh hưởng, giàu có nhất Việt Nam hiện nay như tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Trần Bá Dương, Trần Đình Long… luôn mong muốn để lại những di sản giá trị cho cuộc đời. Trong khi đó, những doanh nhân thế hệ 8X lại đặt tiêu chí hạnh phúc gia đình lên trên số tiền nghìn tỉ kiếm được.

Qua giai đoạn kiếm tiền, đã đến giai đoạn làm “cái gì đó cho đời”

Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe”, tỉ phú Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam, từng hài hước nói về thói quen sử dụng tiền hàng ngày của mình.

Nêu quan điểm về tiền, ông cũng không ngại cho biết dù có kiếm được thật nhiều đi chăng nữa thì đến cuối đời cũng không có ý nghĩa, họa hoằn lúc đó, tiền mà ông cần chỉ là vàng mã mà người thân cho mang theo.

Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đuề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời”, tỉ phú Phạm Nhật Vượng nói trên Tuổi Trẻ.

ong dang le nguyen vu hoi tien nhieu de lam gi vay tai sao cac dai gia viet van lao vao kiem tien
Với ông Phạm Nhật Vượng, mục tiêu cuối cùng ông muốn là làm được gì đó cho đời. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

“Cái gì đó cho đời” mà ông Vượng muốn nhắm tới có lẽ là sự nghiệp kéo dài vài chục năm qua của ông và vợ cũng như những người cộng sự bên cạnh.

Họ đã khởi nghiệp với mì ăn liền tại một quốc gia Đông Âu, rồi xây dựng Vingroup thành một trong những doanh nghiệp tư nhân giá trị nhất Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng gồm bất động sản, bán lẻ, nông nghiệp, giáo dục, y tế và mới đây là sản xuất ôtô, công nghệ…

Từ vị trí 499 trong danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới của Forbes vào năm ngoái, hiện tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã vươn lên đứng thứ 192 (tăng 307 bậc) cùng với tài sản trị giá 7,9 triệu USD.

Dù tuyên bố tiền chỉ là công cụ, phương tiện giúp làm việc, nhưng chính sự miệt mài của tỉ phú này đã khiến ông thành người Việt đầu tiên có trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh của Forbes.

Cùng nằm trong danh sách xếp hạng của Forbes và có chung quan điểm với tỉ phú Vượng, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương - cũng quan niệm niềm vui của ông ở hiện tại là được làm việc, tạo ra giá trị cho nhiều người và cống hiến cho xã hội.

Ông quan niệm tiền chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn vừa rời khỏi giảng đường đại học, bắt đầu đi làm, bởi đó là thời gian bươn chải phụ giúp gia đình, nuôi sống bản thân.

Qua khỏi thời gian này, ông chỉ cảm thấy hạnh phúc khi làm được những việc lớn, mang lại lợi ích, giá trị cho nhiều người, cống hiến lớn cho xã hội, tức không còn quá quan trọng niềm vui cá nhân mà phải san sẻ trách nhiệm xã hội.

ong dang le nguyen vu hoi tien nhieu de lam gi vay tai sao cac dai gia viet van lao vao kiem tien

“Tôi nỗ lực kinh doanh vì trách nhiệm xã hội, vì triết lí kinh doanh của Thaco là tạo ra giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình. Vì vậy tôi thấy có lỗi với đất nước, xã hội nếu không tiếp tục làm việc”, tỉ phú Trần Bá Dương từng nói.

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức, cũng khẳng định mình làm việc quần quật không phải vì tiền mà vì đam mê.

“Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc”, bầu Đức từng nói.

Vì quan niệm này mà ông chủ Hoàng Anh Gia Lai đã làm việc bất cứ lúc nào và bất kể nơi đâu. Ông nói khi ngồi vào làm việc là không tính hết thời gian mà chỉ tính việc đã hết hay chưa. “Lạ một điều, tôi chưa từng thấy mệt mỏi, chán nản về cả thể chất lẫn tinh thần”, bầu Đức nói.

Suy nghĩ “làm gì đó cho đời” có lẽ là mong muốn chung của hầu hết các doanh nhân Việt ở thế hệ thứ nhất, thứ hai như ông Vượng, ông Dương. Ông chủ Vinamit Nguyễn Lâm Viên đúc kết rằng, cuộc đời của doanh nhân không thể đi chệch khỏi 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu khi khởi nghiệp thì họ lao vào làm mọi thứ để kiếm tiền, mà có người bị gọi là “ăn xổi”. Bởi khi đó, không còn cách nào khác họ phải tìm cách sự tăng trưởng nhanh nhất để đứng vững. Tiếp theo sẽ là hai giai đoạn đầu tư, xây dựng để tăng trưởng vững chắc, tạo ra sản phẩm thực sự tâm huyết. Và đích đến là giai đoạn thứ 4, doanh nghiệp nghĩ đến giá trị, trách nhiệm với cộng đồng họ cần phải thực hiện. Chính vì trách nhiệm từ bản thân đến cộng đồng mà mà doanh nghiệp càng lớn thì doanh nhân càng không thể cho phép mình dừng lại.

Doanh nhân trẻ nghĩ gì về tiền?

Tương tự lớp cha chú, đàn anh, những doanh nhân trẻ thế hệ 8X cũng không đi khác con đường “trả nghĩa” cho cộng đồng khi đã xây doanh nghiệp vững chắc. Tuy nhiên, họ mạnh dạn hơn để thể hiện quan điểm đặt tiền phía sau những mục tiêu quan trọng khác của cuộc sống và gia đình.

ong dang le nguyen vu hoi tien nhieu de lam gi vay tai sao cac dai gia viet van lao vao kiem tien
Doanh nhân Phạm Văn Tam luôn khẳng định mình biết ơn người lao động của doanh nghiệp. Anh không tính mình có bao nhiêu tiền, nhưng luôn tính cách để nhân viên ở các bộ phận trong công ty đều có thu nhập sống đủ.

“Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ chệch khỏi mục tiêu cuộc đời, là phải sống có ích và làm việc để tạo ra thành tựu. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa có lúc nào nghĩ là mình kiếm nhiều tiền để xài tiền, cũng không nghĩ thành công chính là kiếm ra được nhiều tiền. Thực sự suy nghĩ kiếm tiền để xài tiền không có trong đầu tôi”, CEO 32 tuổi của Tập đoàn Trung Thủy - Nguyễn Trung Tín, từng chia sẻ khi được hỏi quan điểm về tiền.

Anh cho rằng tiền chỉ là thước đo để thấy được tỉ suất lợi nhuận, đánh giá sự thành công của các dự án được đầu tư. Niềm hạnh phúc thật sự của doanh nhân trẻ này đơn giản hơn là nhìn thấy sự hài lòng của khách hàng.

“Chưa bao giờ tôi đặt tiền là vấn đề cao nhất, quan trọng nhất dù làm kinh doanh. Tiền luôn đứng thứ ba trong các vị trí quan trọng. Lí tưởng cao nhất của tôi là tạo ra giá trị cuộc sống, tạo ra giá trị cho bản thân, cho nhân viên của mình. Tôi thấy vui khi nhân viên sống tốt và hạnh phúc với công việc”. Đó là chia sẻ của Chủ tịch Asanzo, doanh nhân thế hệ 8X Phạm Văn Tam.

Điểm nổi bật trong suy nghĩ của thế hệ các doanh nhân trẻ khi nhắc đến tiền, là họ đặt vai trò của gia đình, hạnh phúc gia đình lên trên cả sự nghiệp, dự án đang đầu tư.

Với ông chủ Asanzo, gia đình là điều quan trọng thứ hai giúp cân bằng trong áp lực công việc và thương trường. Chính những người thân trong gia đình vừa là chỗ dựa vừa tác động trực tiếp đến việc kinh doanh.

Còn Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công - Đặng Hồng Anh, “hậu duệ” của gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành - Huỳnh Bích Ngọc, khẳng định thẳng thắn: Có nhiều tiền đến đâu cũng không để làm gì khi bên cạnh mình không có gia đình.

“Tôi khẳng định bạn có bao nhiêu tiền, bạn là ai mà nhìn lại không có người thân bên cạnh thì không là gì hết. Gia đình là thứ đáng để đánh đổi mọi thứ để giữ gìn”, doanh nhân Đặng Hồng Anh nói.

Anh nói rằng chính gia đình đoàn kết, chia sẻ đã giúp bản thân mình vượt qua những giai đoạn khó khăn trong kinh doanh. Gia đình doanh nhân hai thế hệ của anh vẫn sống quay quần cùng nhau, hàng ngày đều đặn giữ đủ những bữa cơm gia đình sau giờ làm việc.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.