Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Diệp Thảo còn lại gì sau phiên tòa phân chia tài sản ngày 25/2?

Nếu tòa chấp nhận một trong hai phương án, thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ “bỏ túi” bao nhiêu tiền?. Điều dư luận quan tâm nhất, là Trung Nguyên sẽ ra sao? Ai sẽ là linh hồn của doanh nghiệp này khi vụ li hôn khép lại.

Trên trang cá nhân sau phiên xử chiều 21/2, bà Diệp Thảo viết, nếu theo phương án phía bà đề xuất chia tài sản 50-50, quy ra thành tiền thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ nhận phần hơn bà khoảng hơn 100 tỉ đồng.

Vậy số tiền, tài sản vợ chồng “vua” cà phê, nhà sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên mang ra tòa chia là bao nhiêu. Sau khi chia theo các phương án hai bên đề xuất, nếu tòa chấp nhận một trong hai phương án, thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ “bỏ túi” bao nhiêu tiền.

Tài sản tranh chấp của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ được định giá khoảng 8.000 tỉ đồng

Số tài sản này gồm cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, 13 bất động sản đủ điều kiện tranh chấp. Ngoài ra còn có tài sản tích lũy của hai vợ chồng trong 20 năm qua, gồm vàng, tiền mặt, ngoại tệ gửi tại các ngân hàng do bà Thảo đứng tên, tương đương 2.102 tỉ đồng.

ong dang le nguyen vu ba diep thao con lai gi sau phien toa phan chia tai san ngay 252
Hành trình xây dựng Trung Nguyên được thể hiện khá chi tiết tại quán cà phê đầu tiên của doanh nghiệp này ở TP HCM. (Ảnh: Phúc Huy).

Trong đơn khởi kiện ban đầu, bà Thảo chỉ yêu cầu tòa giải quyết chia tài sản là cổ phần và quyền tài sản tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên.

Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Ông Vũ và bà Thảo nắm 30% cổ phần tại đây, tương đương 750 tỷ đồng. Theo đề xuất của bà Thảo, số cổ phần này sẽ chia đôi. Như vậy, ông Vũ và bà Thảo mỗi người sẽ nhận 375 tỷ đồng.

Tiếp sau đó, bà Thảo bổ sung đơn khởi kiện, yêu cầu phân chia tài sản chung khác với giá trị khoảng 52,5 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị tài sản chung bà Thảo yêu cầu phân chia là 802,5 tỉ đồng.

Bà Thảo cũng yêu cầu chia khối tài sản chung của vợ chồng thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7. Quyền lựa chọn bà tuyên bố: “Anh Vũ sẽ chọn trước. Nếu anh Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên, thì tôi sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại. Và trong một tháng, nếu anh Vũ suy nghĩ lại, thay đổi quyết định về lựa chọn của mình, thì anh Vũ có thể đổi lại”.

Tuy nhiên, yêu cầu này không được ông Vũ chấp nhận. Phương án ông Vũ đưa ra là chia theo tỉ lệ 7-3. Theo đó, ông sẽ nhận 70% tỉ lệ cổ phần sở hữu tại các công ty, 30% cho bà Thảo.

Theo cách bà Thảo, tổng tài sản bà nhận sau khi li hôn là 4.213,5 tỉ đồng

Trong phiên tòa chiều 21/2, bà Thảo không đồng ý phương án phương án phân chia của ông Vũ với tỉ lệ 7-3. Phương án bà Thảo yêu cầu là chia cổ phần trong 7 công ty thuộc tập đoàn.

Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, bà được hưởng 51% cổ phần, tương đương 2.114 tỷ đồng.

Ông Vũ sẽ chỉ nhận 39%. Lí do của yêu cầu này, phía bà Thảo cho rằng cộng cả cổ phần đang nắm giữ của những người thân trong gia đình ông Vũ, thì hai bên có "quyền chi phối" ngang nhau.

Tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, nơi ông Vũ và bà Thảo nắm 30% cổ phần, bà Thảo đề nghị “cưa đôi”, mỗi người 15%, tương đương bà nhận khoảng 814 tỷ đồng.

Tại Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên - G7, nơi hai người đang nắm 15% cổ phần, phương án bà Thảo đưa ra là mỗi người nhận khoảng 43 tỉ đồng, tức 7,5%/người.

Tổng cộng, chỉ riêng số cổ phần sở hữu tại các công ty thuộc Trung Nguyên, bà Thảo được nhận khoảng 2.971 tỉ đồng.

ong dang le nguyen vu ba diep thao con lai gi sau phien toa phan chia tai san ngay 252
Cơ cấu các công ty trực thuộc CTCP Đầu tư Trung Nguyên. (Ảnh: Kinh tế và Tiêu dùng).

Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng đang gửi tại ngân hàng khoảng 2.102 tỉ đồng là tài sản tích lũy của hai vợ chồng do bà Thảo đứng tên, phía ông Vũ yêu cầu tòa chia theo tỉ lệ 70/30. Theo đó, số tiền ông Vũ hưởng là 1.472 tỉ đồng.

Bà Thảo sẽ nhận được khoảng hơn 880 tỉ đồng.

Về 13 tài sản là nhà đất trị giá 725 tỉ đồng mang ra tranh chấp tại tòa, hai bên đồng ý chia đôi. Theo đó, bà Thảo nhận 7 nhà đất đang quản lý, có giá trị hơn 375 tỉ đồng.

Ông Vũ sẽ nhận 6 bất động sản đang quản lí, giá trị hơn 350 tỉ đồng.

Phần chênh lệch 25 tỉ đồng bà Thảo sở hữu, luật sư của ông Vũ cũng đề nghị chia đôi, bà Thảo thanh toán lại cho ông Vũ 12,5 tỉ đồng.

Như vậy, tổng số tài sản cổ phần quy ra tiền theo đề xuất của bà Thảo tại tòa và tài sản chung là tiền vàng, phía ông Vũ đề xuất phân chia, cũng như số bất động sản đã được hai bên thống nhất, bà Thảo nhận tổng cộng là 4.213,5 tỉ đồng.

Ngoài ra, bà Thảo nuôi 4 người con nên sẽ nhận mỗi năm 10 tỉ đồng ông Vũ cấp dưỡng nuôi con.

Thêm vào đó, ngôi nhà ở đường Tú Xương (quận 3), là nơi mẹ con bà Thảo sinh sống, cũng được thống nhất để bà Thảo sở hữu.

Tuy nhiên, đề xuất phân chia tỉ lệ cổ phần của bà Thảo không được ông Vũ chấp nhận. Ông Vũ khẳng định vẫn giữ quan điểm ban đầu, là 7/3, với tuyên bố: “Cái gì không phải của cô thì cô đừng có đòi”.

Theo phương án của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, số tiền mỗi người nhận sẽ là bao nhiêu?

Nếu theo cách ông Vũ đề xuất, tức giá trị cổ phần tại 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, cũng như số tài sản vàng, tiền chia theo tỉ lệ 7/3 cho ông và bà Thảo, thì số tài sản quy ra tiền của mỗi người sẽ có chênh lệch khác.

ong dang le nguyen vu ba diep thao con lai gi sau phien toa phan chia tai san ngay 252
Trong câu chuyện ồn ào của cuộc li hôn kéo dài suốt gần 4 năm chưa kết thúc, dễ nhận thấy nội dung tranh chấp chính là quyền lực chi phối Trung Nguyên.

Cụ thể, khoản tiền chung 2.102 tỷ đồng bà Thảo sẽ nhận được 880 tỉ đồng, ông Vũ nhận là 1.472 tỉ đồng.

Chia đôi 13 bất động sản khoảng 725 tỷ đồng, mỗi người 362,5 tỉ đồng.

Về giá trị cổ phần tại 7 công ty, theo định giá là 5.654 tỉ đồng, nếu ông Vũ hưởng 70% như đề nghị, thì số tiền tương đương ông nhận là 3.957,8 tỉ đồng.

Bà Thảo nhận 30%, tương đương 1.696,2 tỉ đồng.

Như vậy, nếu tính cả tài sản cổ phần, tiền vàng và nhà đất đang sở hữu, ông Vũ sẽ nhận tổng cộng 5.792,3 tỉ đồng.

Bà Thảo nhận 2.938,7 tỉ đồng cùng tiền cấp dưỡng nuôi con hàng năm và quyền sở hữu ngôi nhà 31 Tú Xương, quận 3, TP HCM.

Ai sẽ là linh hồn của Trung Nguyên sau cuộc phân chia tài sản?

Thực tế, câu chuyện tranh chấp giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên tòa li hôn ồn ào này không phải là tiền vàng và bao nhiêu tài sản. Đó chính là ai sẽ nắm quyền chi phối “đế chế” Trung Nguyên mà vợ chồng “vua” cà phê này đã sáng lập, gây dựng gần 25 năm qua.

Nếu phương án phân chia tài sản tỉ lệ 7/3 như ông Vũ được thông qua, tất nhiên quyền kiểm soát Trung Nguyên là ông Vũ.

Tuy nhiên, phương án này bà Thảo không đồng ý.

“Đề nghị chia 70/30 là không có căn cứ pháp luật cũng như đạo lí. Tôi không đồng ý”, bà Thảo khẳng định trong phiên tòa chiều 21/2.

Nếu phương án “cưa đôi” cổ phần như đề xuất của bà Thảo được thông qua, thì bà Thảo có thể chi phối Trung Nguyên như nhiều đồn đoán hay không?.

ong dang le nguyen vu ba diep thao con lai gi sau phien toa phan chia tai san ngay 252
Vợ chồng nhà sáng lập cà phê Trung Nguyễn đã có những tranh luận gây gắt về tài sản, về trách nhiệm gia đình suốt 2 ngày trong phiên xử li hôn của họ.

Trung Nguyên hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) chi phối hầu hết các công ty trực thuộc. Nhưng chìa khóa quyền lực lại nằm ở tỉ lệ sở hữu tại Trung Nguyên Investment.

Trung Nguyên Investment lại đang nắm 70% cổ phần Trung Nguyên Group.

Tại Trung Nguyên Investment, cơ cấu sở hữu chủ yếu nằm trong tay gia đình Trung Nguyên. Theo đó, ông Vũ đang nắm giữ 61,66%. Bà Thảo nắm 30%. Mẹ ông Vũ nắm 6,68%. Một cá nhân ẩn danh khác (được cho là chị gái ông Vũ) nắm 1,66%.

Nếu đặt ra giả thiết, tài sản chung chia đôi sau li hôn, ông Vũ sẽ nắm 46,66% (gồm 45% cổ phần được chia, cộng với 1,66% cổ phần là tài sản riêng kế thừa của ba ông).

Bà Thảo chỉ nắm 45% cổ phần. Kể cả được ủng hộ bởi cổ đông ẩn danh, bà Thảo cũng chỉ nắm 46,66% cổ phần.

Như vậy, nếu cộng cả cổ phần của mẹ ông Vũ, thì ông Vũ vẫn nắm quyền chi phối Trung Nguyên Investment, qua đó chi phối Trung Nguyên Group và các công ty con.

Tuy nhiên, việc chia đôi tài sản sau li hôn lại giúp số cổ phần của bà Thảo vượt quá mốc quan trọng là 35% ở Trung Nguyên Investment. Khi đó, bà Thảo có quyền phủ quyết một số quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ Trung Nguyên Investment.

Tại Trung Nguyên Group, ông Vũ và bà Thảo nắm lần lượt 30% và 10% cổ phần. Sau khi li hôn, số cổ phần được chia đều cho mỗi người, cũng không làm thay đổi quyền chi phối.

Có thể thấy, với giả định chia đôi cổ phần tại Tập đoàn Trung Nguyên, bà Thảo cũng chỉ có quyền phủ quyết một số quyết định tại Trung Nguyên Investment.

Chờ sự phán quyết cuối cùng của tòa án ngày 25/2 tới

Theo nhận định của giới chuyên môn, Tòa án có quyền chỉ ra cách chia tài sản nếu vẫn đảm bảo công bằng cho các bên. Nhưng ngay cả khi sự phân chia là 50/50, thì quyền điều hành Trung Nguyên có thể cũng chỉ dành cho một người.

ong dang le nguyen vu ba diep thao con lai gi sau phien toa phan chia tai san ngay 252
Trong phiên xử li hôn, điều bất ngờ xảy ra khi bà Thảo đồng ý rút đơn, hàn gắn gia đình, nhưng ông Vũ kiên quyết từ chối, dù trước đó ông từng muốn bà Thảo dừng vụ kiện. (Ảnh: Zing).

Nhưng tại tòa, cả ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đều nhận mình là "linh hồn" của Trung Nguyên.

Ông Vũ trình Giấy phép đăng kí kinh doanh lần đầu ngày 15/8/1996 mang tên ông. Bốn năm sau thay đổi giấy phép kinh doanh, thành viên ban quản trị công ty có thêm ông Đặng Mơ (là cha ông Vũ, đã mất). Lúc này vốn điều lệ tăng lên 3 tỷ.

Năm 2002, khi thay đổi đăng ký kinh doanh lần 5, ngoài việc tăng vốn điều lệ lên 14,4 tỷ đồng còn thành lập thêm chi nhánh, và công ty vẫn chỉ có hai thành viên là cha con ông Vũ.

Hai năm sau khi thành lập Trung Nguyên, ông Vũ mới kết hôn với và Thảo (1998). Đến tháng 4/2006, bà Thảo chính thức tham gia là cổ đông.

Tuy nhiên, điều này bà Thảo phản đối. Bà Thảo khẳng định trong hành trình phát triển của Trung Nguyên từ ngày đầu đã có công của bà.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.