Công ty công nghệ hàng đầu Đông Nam Á Grab vừa chính thức ra mắt dịch vụ phục vụ cuộc sống hằng ngày mới nhất mang tên GrabFresh - dịch vụ giao nhận hàng tạp hóa theo yêu cầu.
Có mặt trên ứng dụng Grab, đây là dịch vụ tích hợp đầu tiên trên GrabPlatform giữa Grab với đối tác HappyFresh - nhà cung cấp hàng tạp hóa số 1 Đông Nam Á.
Theo đó, mọi người có thể bỏ qua khâu xếp hàng, ngồi tại nhà mua hàng tạp hóa cho gia đình với GrabFresh.
Không phải tất bật dành thời gian đi chợ để chọn được đồ tươi ngon, với GrabFresh, tất cả các sản phẩm tươi sống và đông lạnh đều được đặt mua dễ dàng.
Tài xế GrabExpress và đối tác giao nhận có thể giao hàng đến tận cửa nhà khách hàng trong vòng 1 giờ, hoặc có thể giao đến vào thời gian được hẹn trước thuận tiện cho người nhận.
Nhờ liên kết với HappyFresh, người mua sẽ có được lựa chọn phong phú với hơn 100.000 sản phẩm tạp hóa từ hơn 50 chuỗi siêu thị và chuỗi cửa hàng đặc sản rộng lớn. Khi hàng được giao đến, khách hàng có thể từ chối nhận hàng nếu chúng không đáp ứng được yêu cầu.
Được biết, phiên bản beta của GrabFresh được thử nghiệm tại Jakarta (Indonesia) từ đầu tháng 7 trước khi triển khai tại Thái Lan và Singapore vào cuối năm nay, rồi sẽ nhanh chóng hướng tới thị trường các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trước khi cho ra đời GrabFresh, Grab đã thể hiện quyết tâm chen chân vào thị trường giao nhận hàng hóa tại Việt Nam khi triển khai ra mắt phiên bản thử nghiệm dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến - GrabFood trong ứng dụng Grab tại 5 quận: 1, 3, 7, Bình Thạnh và Tân Bình (TP.HCM)
Với 500 đối tác là các nhà hàng, quán ăn và chính thức “phủ sóng” khắp toàn thành phố sau chưa đầy 2 tháng. Đại diện Grab Việt Nam thông tin chỉ sau 2 tuần thử nghiệm, số lượng đối tác đã lên tới hơn 1.000 nhà hàng, quán ăn và hiện tiếp tục tăng mạnh.
Dự kiến GrabFood sẽ tiếp tục vươn “vòi bạch tuộc”, mở rộng thị trường ra Hà Nội vào cuối quý 3 và thị trường Đà Nẵng vào cuối quý 4 năm nay.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, không chỉ Grab mà hàng loạt công ty vận tải áp dụng nền tảng chia sẻ cũng đang nhanh chóng nắm bắt thị trường, tăng tốc để giành lấy miếng bánh thị phần béo bở.
Ước chừng trong vòng từ 5 - 10 năm nữa, giá trị thị trường vận tải hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam sẽ vào khoảng 10 tỷ USD |
Trong đó, đối thủ đáng gờm nhất của GrabFood về dịch vụ đặt món trực tuyến tính đến thời điểm này chính là Lala.
Khác với nhiều dịch vụ đặt món trực tuyến, Lala cung cấp ứng dụng cho người dùng và cho đối tác nhà hàng.
Phía nhà hàng trực tiếp nhận thông tin đặt món, đóng - mở theo thời gian thực, ứng với tình hình chế biến, giúp tiết kiệm thời gian đặt món cho khách hàng. C
ùng được đầu tư bởi Scommerce Group, ngoài công nghệ, Lala còn sở hữu lực lượng giao hàng hùng hậu của Ahamove nên ngay từ khi thành lập cách đây một năm, Lala đã có trong tay 6.000 tài xế, là tiềm lực cực lớn để cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước.
Hay như ứng dụng ShipS của Công ty Sản phẩm di động thông minh hoạt động ở thị trường Hà Nội.
Với điểm mới là người giao hàng sẽ nhận ra các đơn hàng gần nhất, ứng trước tiền hàng đã giải quyết được 2 nút thắt trong lĩnh vực thương mại điện tử là thâm dụng vốn và giao hàng dưới 2 tiếng với chi phí có thể chấp nhận được.
Mô hình này thật sự đem lại hiệu quả khi chỉ sau khoảng 8 tháng hoạt động, ShipS đã tiếp nhận hơn 1.000 người giao hàng tại TP.HCM và hơn 3.000 “shipper” tại Hà Nội.
Mới đây, 2 cái tên được đánh giá sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh phá vỡ thế “một mình một chợ” của Grab là Aber (ứng dụng gọi xe công nghệ từ Đức) và Go-Viet (từ sự hậu thuẫn của hãng gọi xe hàng đầu Indonesia Go-Jek)
Khi gia nhập thị trường Việt Nam cũng đều công bố chiến lược sẽ mở rộng dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn, giao hàng tạp hóa sau khi đã “chắc chân” với dịch vụ gọi xe.
Ông Đỗ Xuân Quang, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh (từ 15 - 20%/năm) vốn có của ngành dịch vụ logistics, tốc độ phát triển của thị trường cung cấp dịch vụ vận chuyển giao hàng nhanh sẽ rất lớn.
Ước chừng trong vòng từ 5 - 10 năm nữa, giá trị thị trường vận tải hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam sẽ vào khoảng 10 tỷ USD.
Theo ông, đây là miếng bánh béo bở đối với các doanh nghiệp Việt nhưng nếu không có sự chuẩn bị rõ ràng, thị trường này sẽ lại đi theo vết xe đổ của ngành logistics, để doanh nghiệp ngoại bành trướng, thâu tóm, chiếm hết thị phần.
Ông phân tích những thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt đó là nguồn lực về tài chính và công nghệ.
Hạ tầng cơ sở thương mại điện tử của Việt Nam đã có sự chuẩn bị nhưng vẫn còn rất hạn chế so với các nước xung quanh. Hậu cần trong ngành này cũng còn sơ sài, quá quen với kiểu giao nhận truyền thống.
Các vấn đề quan tâm đối với thiết lập hệ thống IT còn hạn chế, nhỏ lẻ, chưa tạo ra được mạng lưới lớn đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính cũng là vấn đề lớn vì đối với đa số doanh nghiệp nhỏ lẻ như ở Việt Nam, việc bỏ ra số tiền quá lớn để mua phần mềm quản trị tốt cũng là rất khó.
“Để tận dụng tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước, cần bản thân vận động thay đổi tư duy, nhận thức, chiến lược, phát triển liên tục không ngừng về công nghệ của mỗi doanh nghiệp.
Đồng thời cần sự hỗ trợ về các chính sách, hạ tầng từ phía nhà nước”, ông Quang đề xuất.
Hiệp hội taxi ba miền kiến nghị lắp biển vàng cho taxi công nghệ
Mới đây, Hiệp hội taxi Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM vừa có kiến nghị gửi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về ... |
Vừa mở rộng địa bàn hoạt động, Grab đã bị tố có nhiều vi phạm
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam không được ứng dụng dịch vụ tại ... |
Sau 2 năm thí điểm, taxi truyền thống và công nghệ giờ ra sao?
Sau hơn 2 năm thí điểm, cả taxi truyền thống và công nghệ đều được đánh giá quy mô phát triển nhanh so với nhu ... |