PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa: ‘Bố mẹ hãy buông tay để con còn được lớn’

Muốn con trưởng thành thì phải để con có cơ hội tích lũy trải nghiệm, bố mẹ cứ nuôi nỗi sợ hãi, không buông tay con ra thì sao con khôn được?

Nhiều năm làm trong ngành giáo dục và cùng đồng hành với bố mẹ trong dạy dỗ trẻ, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết bà gặp nhiều tình huống gây bức xúc và khó chịu. Bà cũng từng thắc mắc và tự hỏi tại sao những câu chuyện đó lại xảy ra. Câu trả lời là lỗi tại cha mẹ, chứ không phải tại trẻ. Theo PGS.TS Phương Hoa, giáo dục gia đình vô cùng quan trọng. Vì thế các bậc phụ huynh đừng đổ thừa cho nhà trường, xã hội.

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Trong quá trình tiếp xúc với các bậc phụ huynh, PGS.TS Phương Hoa nhận ra rằng bố mẹ Việt Nam rất mâu thuẫn. Một mặt phàn nàn con không biết nghĩ, ỷ lại, vô cảm, vô trách nhiệm, cẩu thả, không có ý thức, lười biếng. Nhưng mặt khác chính bố mẹ lại không cho con trưởng thành với cách giáo dục áp đặt: bố mẹ muốn gì, con phải làm theo, không cho con được là chính con. Điều này dễ dàng nhận thấy khi ngay từ nhỏ, đứa trẻ đã không được là chính nó. Trẻ ăn món gì đều do cha mẹ quyết, không thích ăn cũng bị nhồi ăn, nhồi đến khi ọe thì mới thôi. Lớn hơn, trẻ mặc cái gì, chơi với ai, học trường gì, làm nghề gì, lấy ai đều do bố mẹ quyết.

Giáo dục kiểu Việt và kiểu Tây khác biệt rõ ràng ở điểm một bên là giáo dục áp đặt, một bên là giáo dục tự nhiên, để đứa trẻ được là chính nó. Có thể so sánh hai cặp bố mẹ Việt và bố mẹ Tây để thấy được điều này. Với bố mẹ tây, con được quyền tự quyết, được quyền thực hiện những mong muốn, tất nhiên trong khuôn khổ những điều bố mẹ cảm thấy là an toàn cho con. Quan điểm dạy dỗ này lại trái ngược hoàn toàn với bố mẹ Việt.

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon
"Bố mẹ hãy buông tay để con còn được lớn".

PGS.TS Phương Hoa chia sẻ một câu chuyện điển hình về sự khác biệt lớn giữa giáo dục áp đặt và giáo dục tự nhiên như sau. Bố mẹ mua cho con một chiếc xe đạp, nếu xe bị hỏng, bố mẹ Việt trước hết sẽ mắng mỏ, chì chiết con. Nhưng sau đó sẽ vẫn tự mang xe sửa giúp con. Câu chuyện lặp lại như vậy, xe cứ hỏng và bố mẹ cứ tự sửa, phục vụ con. Tuy nhiên, bố mẹ Tây lại quan điểm rõ ràng: không mắng con, không phán xét, hướng dẫn cho con cách sửa chữa, nếu xe hỏng con sẽ tự sửa, không sửa được thì không có xe để đi.

Nói đến việc bố mẹ Việt nuông chiều con thái quá, phục vụ con quá mức khiến con thiếu kỹ năng sống trầm trọng, PGS.TS Phương Hoa nhớ lại câu chuyện cách đây khá lâu. Một cháu gái hàng xóm đang học cấp 3 và bị hỏng xe đạp. Khi về nhà người mẹ hỏi xe bị hỏng cái gì thì cháu không hề biết, chỉ nói “họ thay cái gì đó dài dài, tròn tròn, đen đen”. “Ở độ tuổi học cấp 3, đáng lẽ cháu gái đó phải biết trong lốp xe còn có săm nữa, nhưng đáng tiếc, cháu có lẽ chỉ biết học kiến thức mà những điều thiết thực trong cuộc sống lại không biết gì”, PGS.TS Phương Hoa nói.

Một câu chuyện thường gặp khác mà PGS.TS Phương Hoa muốn chia sẻ đó là việc đưa trẻ tham gia trại hè, dù đã thống nhất với phụ huynh khung giờ gọi điện cho trẻ, nhưng vẫn rất nhiều phụ huynh gọi điện liên tục, nhắn tin liên tiếp. Không những thế luôn lo lắng con bị lạc, con phải đi bộ quá xa, con bị bắt cóc…Tất cả những sự lo lắng thái quá này đều khiến trẻ vô trách nhiệm với chính bản thân. Trẻ sẽ nảy sinh tâm lý “sao phải nỗ lực, sao phải cố gắng khi luôn được cung phụng”.

“Trẻ được cung phụng đến tận răng, nhu cầu chưa nói ra đã được đáp ứng, nhiều bố mẹ còn bị con ‘uy hiếp’ nên phải phục vụ con. Vì từ bé đã o bế con, nên lớn lên dĩ nhiên nói con cũng không chịu nghe lời”, PGS.TS Phương Hoa chỉ ra tác hại của việc làm hết mọi việc cho con.

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon
"Những đứa trẻ ích kỷ dễ có xu hướng chuyển sang tàn nhẫn, độc ác".

Nuôi con theo kiểu “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” không chỉ khiến trẻ trở thành những con người ỷ lại, thiếu ý thức mà theo PGS.TS Phương Hoa nó còn tiềm ẩn nguy cơ trẻ thành những kẻ tàn nhẫn và độc ác. Bố mẹ cho rằng sự hi sinh của mình là khôn ngoan, nhưng thực ra đó là sự hi sinh mù quáng. Bố mẹ hi sinh mãi cũng có ngày mệt mỏi và ức chế. Đến một ngày, bố mẹ không muốn cung phụng con nữa. Hệ quả là con sẽ chì chiết, đay nghiến cha mẹ ngay lập tức. Bởi thế mới nói ranh giới giữa ích kỷ và vô cảm rất mong manh. Những đứa trẻ ích kỷ dễ có xu hướng chuyển sang tàn nhẫn, độc ác.

Theo PGS.TS Phương Hoa, bố mẹ nếu muốn tốt cho con, đừng coi con là cái rốn của vũ trụ, đừng khen con thái quá, đừng cướp mất cơ hội trưởng thành của con. Hãy buông tay con ra, và điều này phải được làm từ khi con còn bé. Con ngã vào bàn, cả nhà đừng đổ xô vào và nói “đánh chừa cái bàn làm đau cháu bà này, đánh chừa cái bàn làm đau con mẹ này”. Hãy học theo cách giáo dục tự nhiên, để trẻ phát triển tự nhiên. Nếu con làm gãy cái ghế, đừng đánh mắng, trách phạt. Con không có ghế ngồi, phải đứng để học, khi đó con sẽ tự biết không được làm hỏng ghế nữa.

Muốn con trưởng thành thì phải để con có cơ hội tích lũy trải nghiệm, bố mẹ cứ nuôi nỗi sợ hãi, không buông tay con ra thì sao con khôn được?

Các kỹ năng cần dạy con quan trọng hơn điểm số và thành tích:

Theo PGS.TS Phương Hoa, chỉ số thông minh IQ chỉ chiếm 10-20% thành công của một con người, còn lại là những kỹ năng mềm quyết định. Có những kỹ năng quan trọng cần dạy con bao gồm:

- Biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi mắc lỗi hoặc gây phiền cho người khác.

- Biết chào hỏi ngay khi người khác không chào mình.

- Không khạc nhổ, không nói to, cười to nơi công cộng.

- Biết tiết kiệm nước.

- Biết nguyên tắc vệ sinh khi ở nhà vệ sinh.

- Biết nguyên tắc vứt rác, đặc biệt là những bạn nữ trong ngành “đèn đỏ”.

- Biết chú ý đến vệ sinh răng miệng, hơi thở thơm tho khi giao tiếp với người khác.

- Biết chia sẻ với mọi người lúc khó khăn.

- Đi thang cuốn nên đứng dẹp sang bên phải.

- Đi thang máy phải giữ cửa cho người vào sau, nhường người già, trẻ em, phụ nữ.

- Lưu ý khi mở cửa vào siêu thị, nhà hàng, luôn để ý đằng sau có người không để không buông tay khiến cửa đập vào người phía sau.

XEM THÊM

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon Con chuẩn bị vào lớp 1: Chia sẻ của một bà mẹ chọn giáo dục hai con tại nhà

Nhiều cha mẹ có con sắp vào lớp 1 chỉ băn khoăn các vấn đề như: con nên vào trường nào, nên học gì trước,… ...

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon Không phải chật vật để vào lớp 1, con gái Phạm Quỳnh Anh được tuyển thẳng vào lớp 2

Mới đây, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh chia sẻ thành tích xuất sắc của cô con gái Tuệ Lâm, khi đi làm bài test vào ...

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon Mẹ Nhật Nam: Kinh nghiệm cho con vào lớp 1 để con không sợ học ngay từ vạch xuất phát

Để con không sợ học ngay từ vạch xuất phát, bố mẹ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho con vào lớp 1.

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon Boomerang hay mũi tên: Bạn là kiểu phụ huynh nào?

Boomerang hay mũi tên? Hãy dũng cảm lựa chọn vì một tuổi già được nghỉ ngơi.

pgsts nguyen thi phuong hoa bo me hay buong tay de con con duoc lon 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.