Phân luồng, ứng phó trước nguy cơ ‘khủng hoảng rác thải’ tại Hà Nội

Trước nguy cơ Hà Nội tiếp tục xảy ra cuộc “khủng hoảng rác thải” khi người dân chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn, cơ quan chức năng đã có kế hoạch phân luồng rác, ứng phó trước sự việc này.
Phân luồng, ứng phó trước nguy cơ ‘khủng hoảng rác thải’ tại Hà Nội - Ảnh 1.

Hà Nội "ngập" rác thải trong "cuộc khủng hoảng rác thải" vào hồi tháng 7 vừa qua. (Ảnh: Trần Cường)

Ngày 23/12, khoảng 30 người dân của xã Hồng Kỳ, xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tiếp tục dựng lều trại, tập trung tại 2 cổng phía Nam và phía Bắc của Khu liên hiệp xử chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để ngăn cản xe chở rác vào bãi xử , vì cho rằng việc di dân tới khu tái định cư, đền bù,... chậm trễ.

Theo UBND huyện Sóc Sơn, thời điểm dân tập trung đông nhất lên tới 80 người, gây áp lực, chặn toàn bộ các xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn.

Phân luồng, ứng phó trước nguy cơ ‘khủng hoảng rác thải’ tại Hà Nội - Ảnh 2.

Người dân tại huyện Sóc Sơn tiếp tục chặn xe rác vào Khu liên hiệp xử chất thải Nam Sơn để đòi quyền lợi. (Ảnh: CTV)

Trước sự việc này, để tránh Hà Nội tiếp tục rơi vào cuộc “khủng hoảng rác thải”, Ban duy tu các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành kế hoạch điều chỉnh, phân luồng vận chuyển, xử rác thải tạm thời.

Cụ thể, đối với các quận Thanh Xuân (405 tấn/ngày đêm), huyện Hoài Đức (165 tấn/ngày đêm), phân luồng tiếp nhận về xử tại Nhà máy xử chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây của HTX Thành Công.

Đối với các quận: Ba Đình (300 tấn/ngày đêm), Hoàn Kiếm (215 tấn/ngày đêm), Hai Bà Trưng (350 tấn/ngày đêm), Đống Đa (430 tấn/ngày đêm), Nam Từ Liêm (265 tấn/ngày đêm), Bắc Từ Liêm (250 tấn/ngày đêm), Tây Hồ (197 tấn/ngày đêm), Cầu Giấy (320 tấn/ngày đêm), thực hiện phương án phân luồng về chôn lấp tại Khu xử chất thải rắn Xuân Sơn.

Phân luồng, ứng phó trước nguy cơ ‘khủng hoảng rác thải’ tại Hà Nội - Ảnh 3.

Một con đường ngập rác thải tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) trong cuộc "khủng hoảng rác thải" hồi tháng 7 vừa qua. (Ảnh: Trần Cường)

Đối với các quận: Hà Đông (455 tấn/ngày đêm), Hoàng Mai (453 tấn/ngày đêm), Long Biên (313 tấn/ngày đêm) và các huyện như Thanh Trì (210 tấn/ngày đêm), Gia Lâm (186 tấn/ngày đêm), Đông Anh (178 tấn/ngày đêm), Sóc Sơn (159 tấn/ngày đêm), Mê Linh (115 tấn/ngày đêm) lưu chứa tại các điểm chung chuyển, tập kết tạm thời của địa phương.

Trong thời gian từ 3 - 7 ngày sau khi bị chặn rác, trên địa bàn các quận hết chỗ lưu chứa tạm thời, sẽ báo cáo Sở Xây dựng tiếp tục cho vận chuyển về Khu xử chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây; Thời gian thực hiện từ 23/12 đến khi bãi rác Nam Sơn vận hành trở lại.

Ban Duy tu đề nghị các quận, huyện lập kế hoạch lưu chứa vận chuyển, tăng cường công tác phun hóa chất khử mùi trên địa bàn để đảm bảo vệ sinh môi trường trong thời gian bãi rác Nam Sơn bị “cô lập”.

Bên cạnh đó, Ban Duy tu yêu cầu Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Xuân Sơn, lập kế hoạch, bố trí nhân lực, phương tiện để tiếp nhận khối lượng rác phân luồng từ các địa bàn nêu trên; tăng cường phun khử trùng, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Sau gần 20 năm bãi rác Nam Sơn hoạt động, đây là lần thứ 6, người dân ở quanh bãi rác tổ chức chặn xe chở rác. Trong năm 2019, đây là lần thứ 3 người dân chặn xe rác. Lần đầu tiên là ngày 26/6/2016, người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn do không đồng tình với phương án phí bồi thường ô nhiễm môi trường cho các hộ dân sống gần bãi rác.

Lần thứ 2 là vào tháng 10/2017 mong muốn được đẩy nhanh tiến độ đền bù, di dời khỏi vùng ảnh hưởng bán kính 500 m của bãi rác Nam Sơn. Do sốt ruột với tiến độ, mức độ đền bù di dời, người dân ở gần bãi rác Nam liên tục chặn xe chở rác vào tháng 7/2018, tháng 1/2019, tháng 7/2019.

Rác ùn ứ, không được xử lí khiến môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng. (Ảnh: Trần Cường)

Mỗi lần người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn, nội thành Hà Nội lại ngập ngụa rác thải sinh hoạt. Gần đây nhất là vào tháng 7/2019, sau khi người dân chặn xe rác, liên ngành của TP Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã họp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ để đề xuất thành phố ứng vốn kịp thời; dự kiến trong tháng 7, hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ diện tích đất nông nghiệp.

Nhưng tới nay, sau 5 tháng, tiến độ đền bù di dời chậm trễ nên ngời dân bức xúc chặn xe rác, mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía chính quyền.

chọn
Đất Xanh: Gem Riverside đã xong pháp lý và sắp mở bán
Đại diện Đất Xanh cho biết dự án Gem Riverside đã cơ bản hoàn thiện pháp lý, doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng từ quý III/2024.