Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 9/9: Không nhớ ký vay 500 tỷ đồng khi nào, chỉ lo…lái xe

Trong phiên xử đại án OceanBank ngày 9/9, các luật sư tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo.

Trong phiên xử đại án OceanBank chiều 8/9, các luật sư tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo. Ngoài Hà Văn Thắm và một số cựu giám đốc các chi nhánh OceanBank ở nhiều tỉnh thành, các luật sư còn thẩm vấn bị cáo Trần Văn Bình – cựu Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung.

Trả lời Luật sư Trần Văn Hùng về khoản vay 500 tỷ đồng trái qui định tại OceanBank, bị cáo Trần Văn Bình cho biết, ký hợp đồng vay tiền thời điểm nào bị cáo không nhớ. Bị cáo tập trung công việc chính là…lái xe.

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 99 khong nho ky vay 500 ty dong khi nao chi lo lai xe

Bị cáo Trần Văn Bình - cựu Tổng Giám đốc Công ty

Bị cáo Trần Văn Bình (SN 1966, trú tại phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP HCM, nguyên là Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung (viết tắt Công ty Trung Dung). Bị cáo Bình bị truy tố về tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại khoản 3, Điều 179, BLHS.

Điều đáng nói, trước khi trở thành Tổng giám đốc đầy quyền lực, Trần Văn Bình là…lái xe ở Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (viết tắt Công ty Thiên Thanh) do Phạm Công Danh làm Chủ tịch.

Khai trước tòa ở những ngày xử trước liên quan tới khoản vay trái quy định, bí cáo Bình cho nói rằng, ông Phạm Công Danh (SN 1965, cựu Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) đã yêu cầu bị cáo ký các loại giấy tờ để chứng minh phần góp vốn 250 tỷ đồng và để hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại Oceanbank. Khi ký tên, bị cáo không đọc nội dung và không biết ông Phạm Công Danh sử dụng số tiền 500 tỷ đồng đó. Bị cáo khẳng định, bản thân không hề hay biết, chỉ đến khi quá trình điều tra, bị cáo mới được xem hợp đồng tín dụng giữa Công ty Trung Dung với ngân hàng Oceanbank.

Tiếp tục làm rõ nhân thân của Tổng giám đốc Công ty Trung Dung và hành vi cho vay 500 tỷ đồng của Ngân hàng Oceanbank, Hội đồng xét xử chuyển sang thẩm vấn bị cáo Phạm Công Danh.

Bị cáo Danh cho biết, cựu Tổng giám đốc Công ty Trung Dung vốn là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, thuộc bộ phận hành chính, bị cáo cũng ít tiếp xúc với Bình. “Chính Bình là người xin đứng tên làm Tổng giám đốc chứ không ai ép cả”, ông Danh trả lời HĐXX.

Bị cáo Danh được cho đã tiếp quản Ngân hàng Đại Tín sau khi Hứa Thị Phấn ký lại hợp đồng với bị cáo, có nội dung chuyển nhượng 252.110.151 cổ phần ngân hàng Đại Tín cho bị cáo Danh, tổng giá trị 4.619.610 triệu đồng. Bị cáo Danh đã đổi tên ngân hàng thành Ngân hàng Đại Tín.

11:16 11:15 10:33 10:32 10:19 10:10 10:10 09:31 09:23 09:13 09:13 09:08 09:05 08:26
11:16

HĐXX tạm dừng phiên tòa - 8h ngày thứ 2 (11/9) sẽ tiếp tục làm việc

11:15

Bị cáo Nguyễn Minh Thu trình bày đã trực tiếp choc ho 3 khách hàng Vietsovpetro – Tổng Cty dàu và Lọc hóa dầu Bình Sơn. Theo Thu thì đã chi từ 2012 – 2014 chi cho Lọc hóa dầu Bình Sơn gần 19 tỷ đồng.

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 99 khong nho ky vay 500 ty dong khi nao chi lo lai xe

HĐXX đặt câu hỏi cụ thể bị cáo chi cho ai?

Bị cáo chi cho Chủ tịch HĐQT – Nguyễn Hoài Giang mỗi lần từ 500 triệu – 1 tỷ. TGĐ – Đinh Văn Ngọc đưa 7 – 8 lần khoảng 500 triệu/lần. Phó TGĐ Đinh Thanh Tùng cũng như vậy. Anh Quang Kế toán trưởng đưa khoảng từ 300 – 500 triệu. Mỗi lần đi bị cáo đều nói với chị Tú Anh GĐCN. Ngoài ra, bị cáo cũng nhận tiền chi CSKH từ chị Nguyễn Thị Minh Phương.

Đối chất lời khai này, đại diện lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết đây là lời khai một chiều của bị cáo Thu. Qua trao đổi thì các vị lãnh đạo đều khẳng định không nhận tiền từ bị cáo Thu. HĐXX đề nghị Thư ký gửi giấy triệu tập, yêu cầu 4 vị lãnh đạo của Lọc hóa dầu Bình Sơn đền phiên tòa vào ngày thứ 2 tuần tới (11/9).

Đại diện PVN cho biết nếu HĐXX xác định bị cáo nào gây thiệt hại cho PVN số tiền 49 tỷ thì đề nghị bị cáo đó phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại PVN.

“Đại diện PVN có gì chứng minh đây là thiệt hại?” – Luật sư đặt câu hỏi

Nghĩa vụ chứng minh tội phạm là của CQĐT. Chúng tôi chỉ đưa ra yêu cầu. Trước khi OJB mua lại 0 đồng thì PVN quyền lợi vẫn được đảm bảo vì số tiền 800 tỷ vẫn được ghi nhận, cổ tức hàng năm vẫn được chia, số tiền lãi chúng tôi cũng vẫn được đảm bảo.

Luật sư hỏi Minh Thu

OJB đã bao giờ đặt trong vòng kiểm soát đặc biệt chưa?

Khi Thắm bị bắt vào năm 2014 thì NHNN đưa một tổ giám sát vào giám sát OJB. Hàng ngày OJB đều phải báo cáo tổ giám sát này.

Giữ Tổ giám sát và giám sát đặc biệt có khác nhau không?

Có thưa HĐXX.

Khác nhau về cái gì?

Bị cáo xin phép không trả lời vì bị cáo không nắm rõ

Quy trình, thủ tục, quy định mua lại 0 đồng về việc giám sát cụ thể?

Thời điểm này bị cáo bị bắt nên không biết.

10:33

Đại diện DNTN Hà Bảo cho biết có hơn 84 triệu cổ phần tại OJB. Số cổ phần này đã niêm yết trên sàn.

CQĐT đã phong tỏa số cổ phần này. Số tài sản này theo vị đại diện thì có 50% tài sản của vợ Hà Văn Thắm nên đề nghị HĐXX xem xét trả lại.

Hỏi Hà Văn Thắm. CQĐT đã phong tỏa số cổ phần này bị cáo có ý kiến gì?

Cty Hà Bảo đã góp 1.000 tỷ vào để có số cổ phần trên nên đề nghị HĐXX xem xét trả lại cho Hà Bảo.

Bị cáo Kim Liên – GDDCN Vũng Tàu trình bày trong suốt làm GĐ đoàn ktra, kiểm soát đã xuống làm việc 4 lần (3 lần có biên bản – 1 lần không)

HĐXX hỏi: Ai làm trưởng đoàn kiểm tra?

Trả lời câu hỏi này, GĐCN Vũng Tàu khai “Bị cáo không nhớ rõ lắm vì thời gian đã lâu, nhưng bị cáo nhớ không lầm thì biên bản kiểm tra, kiểm soát đã thu hồi hết và chưa trả lại, thời điểm đó là anh Bùi Văn Hải”

Đoàn kiểm tra có gặp khách hàng không?

Bị cáo không phụ trách nên không nắm rõ

HĐXX hỏi Hà Văn Thắm

Số tiền 246 tỷ x 62% lợi nhuận cổ tức để ra số tiền 49 tỷ bị cáo nghĩ là vô lý. Theo bị cáo, số tiền 1.576 tỷ là OJB thu tiền của khách hàng rồi đem chi trả cho khách hàng không thể coi là bị cáo lợi dụng.

Nói về Cty BSC, Thắm cho biết BSC làm dịch vụ khi khách hàng và OJB có nhu cầu khi không đầy đủ hồ sơ tín dụng.

Về việc chi chăm sóc khách hàng, theo Thắm đúng là đã có hạch toán sai ở TK 801 như đại diện OJB trình bày. Tuy nhiên, theo Thắm thì việc này có sai thì sai quy định về hạch toán kế toán chứ không phải là thiệt hại.

Từ khi bị bắt Thắm không biết việc OceanBank bị kiểm soát đặc biệt.

10:32

Luật sư hỏi bà Hoàng Thị Mai (Cty BSC) liên quan đến khoản tiền 500 tỷ mà Trung Dung vay của OJB.

Bà Mai cho biết, sau khi nhận được sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Hoàn, bà Mai đã kiểm tra tờ trình và trình lên HĐQT.

Ông Trương Quang Tuấn trả lời luật sư về khoản vay 500 tỷ đồng. Thời điểm này ông Tuấn làm Phó phòng QHKH, liên quan đến khoản vay 500 tỷ thì tôi giao cho ông Đỗ Ngọc Sơn phối hợp với anh Phương lập tờ trình thẩm định của khoản vay 500 tỷ.

Về một số HĐTD hay HĐTC thì bộ phận quản lý soạn thảo. Khi thẩm định khoản vay trước 1 – 2 ngày tôi có vào Trung Dung gặp anh Thiên bên Cty Trung Dung, khi ký HĐTD thì Bình đến trực tiếp trụ sở ở Đại Tín ký văn bản.

10:19

HĐXX tiếp tục làm việc

10:10

HĐXX tạm nghỉ

10:10

HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thị Nga

Đề nghị OJB về kiểm tra lại vì nếu xét về thiệt hại mà căn cứ tính về chi phí trong kinh doanh bằng phiếu chi thì không thỏa đáng. OJB cho các bị cáo xem xét nguồn thu về lợi nhuận sau khi OJB bị mua lại với giá 0 đồng.

Bị cáo hiện đang làm chuyên viên khối nguồn vốn. Sau khi mua 0 đồng, cuối năm 2015 OJB đã thu được 5.000 tỷ.

09:31

Luật sư hỏi điện diện của OJB

Căn cứ vào đâu OJB xác định số tiền 1.576 tỷ coi là thiệt hại của OJB?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi là nguyên đơn dân sự thì số tiền trên được chi ra từ 3 tài khoản thuộc sở hữu của OJB được hạch toán bởi tài khoản 801 (trả lãi tiền gửi). Sau đó, giám định xác định số tiền đó không thể thu hồi nên OJB xác định là thiệt hại của OJB.

09:23

Luật sư hỏi Hà Văn Thắm

Khi huy động vốn và cho vay tín dụng thì việc giám định của bên huy động vốn có đầy đủ khách quan hay không?

Chưa đầy đủ thưa HĐXX

Đại diện Giám định NHNN

Luật sư: Trong kết luận giám định số tiền 1.576 tỷ chi trả lãi ngoài huy động vốn có trái với quy định của pháp luật NHNN hay không, nếu có thì có gây thiệt hại cho OceanBank là bao nhiêu?

Toàn bộ nội dung giám định theo yêu cầu của cơ quan điều tra chúng tôi đã nêu rõ trong phần kết luận giám định, tôi xin phép không đọc lại.

Theo yêu cầu của CQĐT thì đoàn giám định có nhiệm vụ làm rõ hành vi chi trả lãi ngoài hay không, nếu có thì gây thiệt hại là bao nhiêu?

Quyết định 58 theo nội dung trưng cầu số 1 của CQĐT, trong kết luận giám định thì đoàn giám định đã trả lời khá chính xác. Những vấn đề trong thẩm quyền của đoàn giám định đã khá đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

Việc xác định thiệt hại là một vấn đề rất quan trọng trong việc xác định tội danh, trong khi qua xét xử các bị cáo đều cho rằng mình không gây ra thiệt hại. Nhưng trong kết quả giám định lại không có câu chữ nào là khẳng định là có thiệt hại hay không. Ở phiên tòa trước chính ông nói Tổ giám định của chúng tôi không có chức năng và nhiệm vụ xác định giám định thiệt hại?

Nội dung yêu cầu của CQĐT về tất cả các việc xác định sai phạm quy định của NHNN hay quy định nội bộ của OJB đối với 1.576 tỷ đồng đã thể hiện trong kết luận giám định.

Luật sư: Tại sao ông lại trả lời trước HĐXX là Hội đồng giám định không có chức năng giám định thiệt hại?

Chúng tôi xác định trên cơ sở số liệu CQĐT đã xác định và đánh giá. Toàn bộ những nội dung trong kết luận đã ban hành đã còn CQĐT đã xác định nó là thiệt hại rồi, chúng tôi chỉ xem là vi phạm quy định nào của NHNN hay không thôi.

09:13

Luật sư tiếp tục thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thị Nga – nguyên Trưởng ban kế toán OJB
Về nghiệp vụ, chứng từ kế toán bị cáo Nga cho biết sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến 2 giai đoạn trước và sau đối với số tiền mà CQĐT gộp lại trong phần tranh luận sẽ rõ hơn ở trong phần hỏi

09:13

Luật sư hỏi đại diện NHNN về việc cử tổ công tác, thành lập đoàn công tác, tổ công tác giám định về kết luận giám định 4605. Hâu hết các câu hỏi của luật sư, vị đại diện đều cho biết sẽ trả lời sau.

09:08

Luật sư Nguyễn Đình Hưng thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thị Nga – cựu trưởng ban tài chính kế hoạch liên quan đến nguồn tiền chi lãi ngoài hợp đồng được tạm ứng từ 3 tài khoản của Oceanbank, trong đó có tài khoản số 801.

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 99 khong nho ky vay 500 ty dong khi nao chi lo lai xe

Theo bị cáo Nguyễn Thị Nga việc tạm ứng và hoàn ứng tiền chi lãi ngoài tại tài khoản số 801 chia làm hai giai đoạn khác nhau về mặt pháp lý.

Giai đoạn từ năm 2011-2012, việc tạm ứng và hoàn ứng (trả lại tiền vào tài khoản) có giấy tờ hợp lệ. Giai đoạn sau không có chứng từ.

Luật sư đặt câu hỏi, tổng các khoản chi đối với tài khoản 801 căn cứ vào Thông tư 02 của NHNN về trần lãi suất, tổng chi đó có quá 14%/năm không?. Bị cáo Nga cho biết có một phần vượt trần lãi suất 14%/năm.

Cáo buộc của cơ quan tố tụng, các bị cáo ở hội sở Oceanbank đã chi ngoài lãi suất hơn 1576 tỷ đồng. Nguồn tiền chi lãi ngoài được lấy từ 3 tài khoản ở Oceanbank. Tiền chi lãi ngoài, Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch Oceanbank và các bị cáo khác cho rằng, không bị thiệt hại.

09:05

HĐXX tiếp tục làm việc

Chủ tọa Trần Nam Hà thông báo hôm qua và hôm nay bị cáo Phương có đơn xin xét xử vắng mặt vì đang đi chữa bệnh. HĐXX chấp nhận đơn xin này của bị cáo, khi HĐXX triệu tập sẽ phải có mặt.

Luật sư hỏi đại diện giám định NHNN ông Đỗ Anh Huân

truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 99 khong nho ky vay 500 ty dong khi nao chi lo lai xe

Một lần nữa ông có đủ thẩm quyền thông tin về kết luận 4605 hay không?

Toàn bộ kết luận được đánh giá đúng theo quy định của pháp luật theo hồ sơ mà CQĐT cung cấp. Tôi đại diện của NHNN có giấy ủy quyền nên tôi có đủ thẩm quyền trả lời các câu hỏi

Tên gọi của 9 người trong bản kết luận 4605?

Theo kết luận trưng cầu giám định số 46 của CQĐT thì Thống đốc NHNN quyết định thành lập hội đồng giám định cử 9 người lập thành tổ giám định, giám định các tài liệu của CQĐT cung cấp

Đoàn giám định này còn tồn tại hay không?

Theo quyết định khi nào hoàn thành nhiệm vụ được giao thì kết thúc nhiệm vụ

Như vậy là đoàn giám định đã hoàn thành nhiệm vụ hay chưa?

Khi ban hành kết luận, chúng tôi đã trả lời đầy đủ theo yêu cầu trưng cầu giám định của CQĐT

Tại thời điểm hiện tại ai là người có quyền đính chính, bổ sung kết luận giám định?

Tôi không trả lời câu hỏi này

Với tư cách đại diện 9 người, nếu như có nhầm lần, sai sót hoặc vượt quá thẩm quyền theo kết luận 4605?

Đến thời điểm này, tôi khẳng định bản kết luận giám định chưa có sai sót gì.

Ông có thể cung cấp văn bản, tờ trình mô tả quá trình, nhật ký hoạt động giám định?

Cái này là nghiệp vụ của đoàn giám định. Không cung cấp

Có giám định viên nào không đồng ý với bản kết luận giám định trong 194 ngày giám định, có ý kiến bảo lưu hay không?

Không có.

Đoàn giám định bắt đầu từ ngày nào và kết thúc vào ngày nào?

Chúng tôi làm việc không liên tục nên căn cứ vào số ngày làm việc của các giám định viên. Ban đầu có 5 người về sau có thêm 4 người tham gia.

08:26
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 99 khong nho ky vay 500 ty dong khi nao chi lo lai xe

Trong phiên xử đại án OceanBank chiều 8/9, các luật sư tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo. Ngoài Hà Văn Thắm và một số cựu giám đốc các chi nhánh OceanBank ở nhiều tỉnh thành, các luật sư còn thẩm vấn bị cáo Trần Văn Bình – cựu Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung.

Trả lời Luật sư Trần Văn Hùng về khoản vay 500 tỷ đồng trái qui định tại OceanBank, bị cáo Trần Văn Bình cho biết, ký hợp đồng vay tiền thời điểm nào bị cáo không nhớ. Bị cáo tập trung công việc chính là…lái xe.

Bị cáo Trần Văn Bình (SN 1966, trú tại phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP HCM, nguyên là Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ Trung Dung (viết tắt Công ty Trung Dung). Bị cáo Bình bị truy tố về tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại khoản 3, Điều 179, BLHS.

Điều đáng nói, trước khi trở thành Tổng giám đốc đầy quyền lực, Trần Văn Bình là…lái xe ở Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (viết tắt Công ty Thiên Thanh) do Phạm Công Danh làm Chủ tịch.

Khai trước tòa ở những ngày xử trước liên quan tới khoản vay trái quy định, bí cáo Bình cho nói rằng, ông Phạm Công Danh (SN 1965, cựu Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) đã yêu cầu bị cáo ký các loại giấy tờ để chứng minh phần góp vốn 250 tỷ đồng và để hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại Oceanbank. Khi ký tên, bị cáo không đọc nội dung và không biết ông Phạm Công Danh sử dụng số tiền 500 tỷ đồng đó. Bị cáo khẳng định, bản thân không hề hay biết, chỉ đến khi quá trình điều tra, bị cáo mới được xem hợp đồng tín dụng giữa Công ty Trung Dung với ngân hàng Oceanbank.

Tiếp tục làm rõ nhân thân của Tổng giám đốc Công ty Trung Dung và hành vi cho vay 500 tỷ đồng của Ngân hàng Oceanbank, Hội đồng xét xử chuyển sang thẩm vấn bị cáo Phạm Công Danh.

Bị cáo Danh cho biết, cựu Tổng giám đốc Công ty Trung Dung vốn là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, thuộc bộ phận hành chính, bị cáo cũng ít tiếp xúc với Bình. “Chính Bình là người xin đứng tên làm Tổng giám đốc chứ không ai ép cả”, ông Danh trả lời HĐXX.

Bị cáo Danh được cho đã tiếp quản Ngân hàng Đại Tín sau khi Hứa Thị Phấn ký lại hợp đồng với bị cáo, có nội dung chuyển nhượng 252.110.151 cổ phần ngân hàng Đại Tín cho bị cáo Danh, tổng giá trị 4.619.610 triệu đồng. Bị cáo Danh đã đổi tên ngân hàng thành Ngân hàng Đại Tín.

Nhật Anh

Theo Đời sống & Pháp lý

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.