Bệnh sán lợn hay còn được gọi là ấu trùng sán dây lợn đang phát triển thành dịch bệnh phân bố ở tất cả vùng miền. Nguyên nhân mắc bệnh liên quan chủ yếu đến tập quán ăn uống.
Nếu không may ăn phải những thực phẩm chứa trứng sán lợn có thể dẫn đến hàng loạt các biểu hiện nguy hiểm như: Đau đầu, buồn nôn, nặng có thể có những biểu hiện co giật giống như bệnh động kinh.
Theo dân gian, phụ nữ sau sinh thường được bổ sung thịt lợn vào danh sách các món ăn trong thời gian ở cữ như: cháo móng giò (móng giò hầm với gạo nếp đậu đen hay đậu xanh), thịt lợn kho gừng, thịt lợn nấu nghệ... thực chất những món ăn này là cung cấp thêm năng lượng, giúp phục hồi sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng đủ cho mẹ tiết sữa.
Tuy nhiên, trong thời gian dịch sán lợn đang trở nên nguy hiểm như hiện nay, phụ nữ sau sinh không nên nạp quá nhiều thịt lợn trong các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu có, nên mua thịt lợn ở những cửa hàng sạch có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu không may ăn phải những thực phẩm chứa trứng sán lợn rất nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. (̣Ảnh: Tin Tức)
Ngoài thịt lợn, phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể bổ sung những thực phẩm khác thay thế như: Thịt bò, thịt gà, cá chép, cá hồi... giúp mang đến sự đa dạng dinh dưỡng trong các bữa ăn, kích thích sự ngon miệng cho các mẹ.
Phụ nữ sau sinh nên cẩn thận trong quá trình chọn lựa thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn. (Ảnh: MarryBaby).
Cá hồi
Cá hồi là món cung cấp chất dinh dưỡng rất thích hợp cho những bà mẹ mới sinh. Giống như các loại cá giàu chất béo khác, cá hồi có nhiều DHA rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé.
Theo khuyến nghị, bạn chỉ nên ăn khoảng 350 gram cá hồi mỗi tuần vì trong cá hồi vẫn có một lượng thủy ngân nhất định và kim loại này không tốt cho bé. Nếu bạn lỡ ăn nhiều hơn 350 gram cá hồi tuần này thì hãy ăn bớt lại ở tuần tiếp theo.
Cá hồi cũng là thực phẩm giàu dưỡng chất, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ sau sinh. (Ảnh: cfoods)
Thịt bò
Thịt bò là một nguồn cung cấp cả hai chất trên rất dồi dào nên đây là thức ăn cho mẹ sau sinh đáng tham khảo. Tuy nhiên, bạn nên lựa những miếng thịt bò nhiều nạc để hạn chế nạp chất béo vào cơ thể.
Bạn có thể chế biến thịt bò thành những món ăn như: Thịt bò kho gừng, thịt bò hầm khoai tây, thịt bò xào nui...(Ảnh: cfoods)
Cá chép
Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết, sau khi sinh không có sữa. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, có thể bổ sung thêm thực phẩm cá chép.
Bạn có thể chế biến cá chép thành nhiều món ngon như: Cá chép hấp xả, cháo cá chép...(Ảnh: cfoods)
Trứng
Trứng là thực phẩm vừa dễ nấu vừa đáp ứng được nhu cầu protein hàng ngày rất tốt nên sẽ là món không thể thiếu trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh.
Bạn có thể ăn trứng luộc hoặc trứng rán, trứng hấp đều được. Không nên ăn trứng vào buổi tối để tránh cảm giác đầy bụng, khó chịu.
Trứng là thực phẩm giàu protein, có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, nhưng chỉ nên bổ sung từ 3-4 lần trong 1 tuần. (Ảnh: Soha)
Ngoài những thực phẩm này, phụ nữ sau sinh có thể nạp thêm các loại trái cây như: Đu đủ, na, chuối tiêu, hồng, nho...Các loại rau củ tươi, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa.
Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không nên ăn những món có nguy cơ cao nhiễm trùng sán lợn như: Nem chua, rau sống, ốc, thịt bò tái, bít tết... Tất cả các món ăn dù thuộc nhóm thực phẩm nào cũng cần được chế biến và nấu nướng một cách cẩn thận.