Một lượng nhỏ protein đơn bào vừa được sản xuất thành công nhờ sử dụng điện và khí carbon dioxide (CO2). Nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Lappeenrante (LUT) và Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Phần Lan VTT.
Mẫu hỗn hợp thành phẩm chứa protein thu được từ công trình nghiên cứu. |
Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ mở ra hướng đi giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho cả con người và loài vật. Loại protein trên cũng có thể được sản xuất nhờ vào năng lượng tái tạo từ các tấm pin mặt trời.
"Trên thực tế, tất cả nguyên liệu thô đều được lấy từ không khí, nhờ vậy công nghệ chuyển hóa protein có thể ứng dụng tại những vùng hẻo lánh như sa mạc, nơi phải đối mặt với nạn đói", Juha-Pekka Pitkänen, Giám đốc khoa học tại trung tâm VTT giải thích.
Bên cạnh vai trò tạo ra nguồn lương thực cho con người, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu để sản xuất thức ăn cho động vật. Protein được làm từ điện và CO2 giúp giải phóng nhiều diện tích đất nuôi trồng để phục vụ mục đích khác như tái tạo rừng.
So sánh với nông nghiệp truyền thống, phương thức sản xuất protein mới không yêu cầu địa điểm với các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm hay chất lượng đất. Công nghệ cho phép tạo ra thức ăn chăn nuôi ở bất kỳ nơi đâu chỉ với dây chuyền có kích thước nhỏ đặt trong nông trại.
Các dụng cụ thí nghiệm tạo ra protein tại Đại học Công nghệ Lappeenrante. |
Phương pháp không sử dụng hóa chất độc hại, chỉ dùng một lượng chất tương tự phân bón trong dây chuyền khép kín. Nhờ vậy thiết bị không gây ra những tác động xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước hay tạo ra các loại khí nhà kính, giáo sư Jero Ahola tại LUT cho biết.
Theo tính toán, quá trình sản xuất lương thực từ điện có thể tiết kiệm năng lượng gấp 10 lần so với quang hợp truyền thống được dùng trong nuôi trồng đậu nành và các sản phẩm khác. Trung bình phải mất đến 2 tuần để tạo ra 1 gram protein, sử dụng các thiết bị phòng thí nghiệm có kích cỡ nhỏ như chiếc cốc.
Hỗn hợp tạo ra từ điện có giá trị dinh dưỡng cao, với hơn 50% là protein và 25% carbonhydrate. Phần còn lại bao gồm chất béo cùng axit nucleic. Tỷ lệ này cũng có thể thay đổi trong quá trình làm ra sản phẩm.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học hướng đến sản xuất thí điểm với số lượng nhiều hơn, phục vụ cho nghiên cứu thức ăn gia súc và con người, tạo bước đệm cho việc thương mại hóa.
Nghiên cứu trên là một phần của dự án về năng lượng Neo-Carbon thực hiện bởi LUT và VTT. Mục tiêu chương trình nhằm phát triển hệ thống năng lượng có thể tái tạo, không khí thải. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Học viện Phần Lan trong thời gian 4 năm.
Cánh tay bạch tuộc - robot làm nông lấy cảm hứng từ biển Với cánh tay bạch tuộc, dây chuyền sử dụng có thể cầm nắm nông sản hay đóng gói rau củ mà không lo dập nát. |
Ôtô đầu tiên trên thế giới chạy bằng xăng sinh học từ bã rượu whisky Bã rượu phế thải đã được các nhà khoa học Scotland tận dụng để sản xuất ra xăng sinh học, tạo nên ngành công nghiệp ... |
Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hình gấu trúc Nhà máy điện hình gấu trúc rộng một km2 giúp cắt giảm hàng triệu tấn khí thải carbon, đem lại năng lượng sạch cho vùng ... |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019