Qui hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái rộng 121.197 ha

Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Móng Cái được xây dựng trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Qui hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái rộng 121.197 ha - Ảnh 1.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Theo phê duyệt, phạm vi lập qui hoạch KKT khoảng 121.197 ha, trong đó diện tích đất liền là 66.197 ha và diện tích mặt biển là 55.000 ha bao gồm diện tích tự nhiên của thành phố Móng Cái.

Mục đích của việc điều chỉnh qui hoạch nhằm xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; phù hợp với chiến lược phát triển biển Việt Nam, qui hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh, qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Đồng thời, xây dựng thành phố Móng Cái và thị trấn Quảng Hà trở thành đô thị hiện đại gắn với xây dựng khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; là trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần cảng biển, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ biên giới; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại và có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khi điều chỉnh qui hoạch cần phải đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng; phân tích, đánh giá vai trò, vị thế, tiềm năng và động lực phát triển; định hướng phát triển không gian; định hướng qui hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội...

Về định hướng phát triển không gian cần nghiên cứu, rà soát, kế thừa hợp lý các định hướng của qui hoạch chung 2015 và các qui hoạch ngành có liên quan; trên cơ sở địa hình cảnh quan, khả năng kết nối hạ tầng kết hợp các yếu tố đặc thù, nghiên cứu, đề xuất cấu trúc phát triển không gian và cơ cấu phân khu chức năng cho Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trên nguyên tắc hài hòa về không gian, linh hoạt trong liên kết chia sẻ chức năng và yêu cầu kiểm soát phát triển.

Cụ thể, điều chỉnh về cấu trúc đô thị đảm bảo khai thác tối đa các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, mặt nước, sông, biển (sông Ka Long, ngũ hồ vùng Tây bắc thành phố Móng Cái, ...) vào trong không gian đô thị kết hợp thoát nước và công viên đô thị để xây dựng hình ảnh "Đô thị du lịch biển đảo - kinh tế biên mậu"; phát huy giá trị khu vực phố cũ trong nội thị thành phố Móng Cái, xây dựng hình ảnh đặc trưng tạo nên không gian lõi đô thị hấp dẫn về du lịch, kinh tế cửa khẩu đảm bảo điều kiện hạ tầng đô thị. Gắn kết không gian cửa khẩu trong không gian hoạt động kinh tế thương mại của tỉnh và của vùng; điều chỉnh vị trí, quy mô các khu vực phát triển đô thị, du lịch dịch vụ phù hợp điều kiện thực tiễn đặc biệt là tại các đảo và không gian ven biển...

Định hướng qui hoạch phát triển hệ thống công trình hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm: công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trụ sở làm việc, nhà ở, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao,... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và vùng lân cận theo các giai đoạn phát triển; qui hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng chất lượng cao, đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi của người dân, du khách và lao động, phù hợp với đặc điểm của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.