Quy định mới về án treo: Hạn chế oan sai vì 'chiều hướng dư luận'?

Mới đây, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo đã bỏ nội dung “không cho phép hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội mà hành vi phạm tội gây ra bị dư luận xã hội lên án”. Nhiều ý kiến cho là cần thiết nhằm tránh tạo áp lực cho người tiến hành tố tụng, ngoài ra, có thể hạn chế được oan sai theo chiều hướng dư luận.
quy dinh moi ve an treo han che oan sai vi chieu huong du luan
Gần giữa tháng 5/2018, bị cáo Nguyễn Khắc Thủy bị tuyên phạt án treo về tội “dâm ô trẻ em” khiến dư luận bức xúc. (Ảnh: P.V)

Mới đây, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo đã bỏ nội dung “không cho phép hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội mà hành vi phạm tội gây ra bị dư luận xã hội lên án”.

Nhiều ý kiến cho là cần thiết nhằm tránh tạo áp lực cho người tiến hành tố tụng, ngoài ra, có thể hạn chế được oan sai theo chiều hướng dư luận.

Mở rộng phạm vi áp dụng

Mới đây, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2018 hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo.

Trong nghị quyết này có nhiều điểm bổ sung, rút gọn khác hơn so với Nghị quyết 01/2013 trước.

Theo đó, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Tại Nghị quyết 01 quyết nghị 8 điều, trong khi đó, Nghị quyết 02 quyết nghị đến tận 12 điều. Điều đáng nói, trong Nghị quyết 01/2013 nêu rõ, khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

Không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng. Trong khi đó Nghị quyết 02 đã bỏ điều kiện này.

Đánh giá về việc bổ sung, lược bỏ một số nội dung trong Nghị quyết 02/2018. Luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, về cơ bản thì Bộ Luật Hình sự 2015 cũng như văn bản hướng dẫn mới vẫn giữ nguyên tinh thần về bản chất của án treo theo các quy định trước đây, nhưng bổ sung chặt chẽ hơn một số nội dung để đảm bảo cho việc áp dụng chế định này có hiệu quả hơn trên thực tế. Đồng thời, quy định mới cũng đã mở rộng phạm vi áp dụng án treo hơn.

Luật sư Hòe cho hay, việc bỏ đi tình tiết “không cho phép hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội mà hành vi phạm tội gây ra bị dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, điều này nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng” là điều hợp lý.

Bởi bản chất của việc áp dụng án treo là nhằm mục đích nhân đạo, hướng thiện, coi trọng tính phòng ngừa, hạn chế hình phạt tù của Đảng và Nhà nước ta.

Hơn thế nữa, bản thân quy định cũng không rõ ràng về việc những tội phạm như thế nào được coi là hành vi phạm tội gây ra bị dư luận xã hội lên án?

Tất nhiên, bất kỳ sự việc nào xảy ra cũng tác động không nhỏ đến xã hội và sự tác động của dư luận xã hội là cần thiết.

Cũng theo luật sư Hòe, có những vụ việc nhờ được dư luận xã hội quan tâm, lên án mà sớm được xác minh để tìm ra sự thật hơn.

Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng tạo ra áp lực không nhỏ tới tâm lý của người tiến hành tố tụng, chỉ cần 1 luồng thông tin sai lệch được đưa ra có thể thay đổi và gây nhiễu loạn dư luận.

Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khách quan, công tâm và tính chính xác khi điều tra, truy tố, xét xử.

Hạn chế oan sai

Để xem xét có áp dụng án treo cho người phạm tội hay không, người tiến hành tố tụng cần cân nhắc về tính chất, mức độ hành vi phạm tội, về nhân thân của người phạm tội và các tình tiết khác trong vụ án.

Dư luận xã hội luôn là con dao 2 lưỡi, nó có tác dụng tích cực khiến các cơ quan tố tụng quan tâm, để ý hơn đến 1 vụ án; từ đó đẩy nhanh quá trình xác minh, điều tra cũng như làm rõ sự thật của vụ án, HĐXX cẩn trọng hơn trong khi xem xét về tội phạm và hình phạt áp dụng.

Tuy nhiên, đây cũng chính là áp lực rất lớn dành cho những người “cầm cân nảy mực”, đôi khi bị xuôi theo sự lên án của dư luận xã hội, điều này đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp dư luận bị kẻ xấu tác động hay tiếp nhận nguồn thông tin không đúng.

Luật sư Hòe nói, việc bỏ nội dung trên tránh tạo áp lực cho người tiến hành tố tụng trong điều tra, xét xử vụ án và áp dụng hình phạt (trong đó có án treo) đối với người phạm tội.

Tuy nhiên, việc có hạn chế được hay không các vụ án oan sai theo chiều hướng dư luận thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Bởi lẽ, việc gây ra các vụ việc oan sai trong xét xử đã có rất nhiều, tất nhiên cũng có tác động của “dư luận xã hội lên án”.

Ông Hòe nhấn mạnh, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến oan sai mà phần nhiều do có sự nôn nóng trong quá trình điều tra hoặc do nghiệp vụ yếu kém, xảy ra tiêu cực trong việc xác minh, kết luận tội phạm tội phạm.

Chính vì thế, điều quan trọng nhất để hạn chế oan sai vẫn là những người tiến hành tố tụng cần nâng cao năng lực, khách quan, công tâm hơn, tránh những vi phạm, tiêu cực xảy ra trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Luật sư Bùi Đình Ứng (Chủ nhiệm CLB Luật sư Long Biên) cho hay, việc Nghị quyết 02/2018 không quy định không có nghĩa là từ nay trở đi, khi có những vụ án mà bị cáo đủ điều kiện được hưởng phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì vẫn cho hưởng án treo, bất chấp dư luận xã hội có lên án.

“Theo quy định thì HĐXX có quyền xét xử một cách độc lập, quyết định của HĐXX không bị can thiệp, áp lực.... khi giải quyết 1 vụ án phải luôn đạt 3 yếu tố, đó là: Chính trị, pháp luật, nghiệp vụ.

Như vậy, nếu bản án chỉ có đúng pháp luật thôi nhưng yếu tố nghiệp vụ, chính trị không đạt được thì coi như vẫn còn thiếu sót. Cho dù Nghị quyết 02/2018 không quy định thì khi xét xử, HĐXX vẫn hoàn toàn có thể không cho bị cáo được hưởng án treo nếu hành vi của bị cáo bị xã hội lên án cho dù các điều kiện được hưởng án treo khác vẫn hội tụ điều kiện cho phép” - luật sư Ứng phân tích.

Luật sư Bùi Đình Ứng đưa vụ bị cáo Nguyễn Khắc Thủy phạm tội dâm ô với trẻ em ở Vũng Tàu làm ví dụ: T

oà án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 3 năm tù, nhưng Toà án cấp phúc thẩm khi xét xử lại sửa án sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Thủy 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Đúng ra, nếu bị cáo Thủy phạm 1 tội khác kể cả các tội như “Vô ý làm chết người”, “Cố ý gây thương tích”... cũng có thể cho bị cáo được hưởng án treo được vì đủ điều kiện quy định của Nghị quyết 02/2018.

Nhưng khi Toà án cấp phúc thẩm vừa mới tuyên thì đã bị Toà án Nhân dân cấp cao tại TPHCM ra quyết định kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm theo hướng phải xử án giam mới đúng.

Luật sư Ứng cho rằng, vụ án liên quan đến ông Nguyễn Khắc Thuỷ không phải xử theo yêu cầu của dư luận xã hội mà là bản án phúc thẩm thiếu nghiêm khắc, không mang tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa, trừng trị đối với hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm của trẻ em hiện nay đang rất nhức nhối nên cần phải bị hủy để xét xử lại.

Việc Nghị quyết 02/2018 bỏ quy định này sẽ hạn chế đến việc kết tội oan vì nó là hướng dẫn cho các toà án khi xét xử cho bị cáo được hưởng án treo; còn quy định như Nghị quyết 01/2013 thì việc dẫn đến “sai” là có thể xảy ra phổ biến vì khi áp dụng án treo trong trường hợp này sẽ bị toà án mỗi nơi hay mỗi HĐXX hiểu một kiểu và tuỳ tiện áp dụng.

quy dinh moi ve an treo han che oan sai vi chieu huong du luan Tin nóng trong ngày 1/6: Ông lão dâm ô trẻ lĩnh án, 'cán bộ phản gián' dọa công an

Ông Nguyễn Khắc Thủy bị xử phạt 3 năm tù về tội dâm ô trẻ em và thông tin về một "cán bộ phản gián" ...

quy dinh moi ve an treo han che oan sai vi chieu huong du luan Hủy án phúc thẩm, tuyên 3 năm tù đối với ông Nguyễn Khắc Thuỷ tội Dâm ô trẻ em

Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP HCM đã tiến hành họp giám đốc thẩm và xử phạt bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.