Quy hoạch xác định từng bước xây dựng ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và một phần xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể như sau:
Tiêu chí | Sản lượng sữa tươi | Tiêu thụ trung bình | Sữa tươi sản xuất trong nước | Kim ngạch xuất khẩu |
Năm 2015 | 1,9 tỷ lít | 21 lít/người 1 năm | 660 triệu lít đáp ứng 35% nhu cầu | 90-100 triệu USD |
Năm 2020 | 2,6 tỷ lít | 27 lít/người 1 năm | 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu | 120- 130 triệu USD |
Năm 2025 | 3,4 tỷ lít | 34 lít/người 1 năm | 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu | 150-200 triệu USD |
Quy hoạch phát triển sản phẩm và quy hoạch phân bố năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ như sau:
Sản phẩm | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2025 |
Sữa thanh, tiệt trùng | 480 triệu lít | 780 triệu lít | 1.150 triệu lít | 1.500 triệu lít |
Sữa đặc có đường | 377 triệu hộp | 400 triệu hộp | 410 triệu hộp | 420 triệu hộp |
Sữa chua | 86 triệu lít | 120 triệu lít | 160 triệu lít | 210 triệu lít |
Sữa bột | 47 ngàn tấn | 80 ngàn tấn | 120 ngàn tấn | 170 ngàn tấn |
Theo vùng lãnh thổ, quy hoạch phân bố năng lực sản xuất các loại sản phẩm trên toàn quốc được xác định theo 6 vùng lãnh thổ. Bố trí năng lực sản xuất các loại sản phẩm theo vùng lãnh thổ tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng theo nhu câu sản phẩm sữa và khả năng phát triển đàn bò sữa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước theo từng giai đoạn,
Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2011 -2015 ước tính 4.240 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 5.230 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2025: 6.060 tỷ đồng.