Theo quyết định, phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Tân Phú, có diện tích tự nhiên khoảng 77.596 ha, với 18 đơn vị hành chính trực thuộc (thị trấn Tân Phú, các xã: Phú lộc, Phú Lập, Phú Thịnh, Tà Lài, Núi Tượng thuộc (thị trấn Tân Phú, các xã: Phú Lộc, Phú Lập, Phú Thinh, Tà Lài, Núi Tượng, Nam Cát, Trà Cổ, Phú Điền, Phú Lâm, Thanh Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Bình, Phú Trung, Phú Sơn, Phú An và Đắc Lua).
Phía Bắc huyện giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước; phía nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.
Huyện là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Đồng Nai giao thương với tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên; là huyện xa nhất của tỉnh Đồng Nai, có tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế trang trại.
Huyện cũng là trung tâm thương mại - dịch vụ của vùng kinh tế sinh thái phía bắc của tỉnh Đồng Nai.
Quy hoạch vùng huyện Tân Phú tầm nhìn chiến lược từ 20 - 30 năm: huyện sẽ là trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh Đồng Nai; là vùng bảo vệ cảnh quan và nguồn nước cho phát triển kinh tế của tỉnh; là vùng phát triển có bản sắc văn hóa truyển thống, phát triển làng nghề truyền thống; là vùng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, có chất lượng cuộc sống tốt, hài hòa thân thiện với môi trường.
Dự báo cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú đến năm 2030 bao gồm: ngành nông lâm thủy sản dự kiến đạt 34%; ngành công nghiệp xây dựng dự kiến đạt 20%; ngành thương mại dịch vụ dự kiến đạt 46%.
Về dân số, dự kiến dân số năm 2030 đạt khoảng 240.000 - 245.000 người; trong đó dân số thành thị khoảng 73.000 người; dân số nông thôn khoảng 165.000 - 175.000 người.
Dự báo đến năm 2030, huyện Tân Phú có 2 đô thị, bao gồm Đô thị Tân Phú (thị trấn Tân Phú - đô thị loại IV); đô thị Phú Lâm (đô thị loại V).
XEM và TẢI VỀ quyết định quy hoạch và các bản đồ trong đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú ở dưới đây:
- Bản vẽ định hướng phát triển không gian: