Trong khi trào lưu hát "cục xì lầu ông bê lắp" vẫn còn chưa hạ nhiệt, cư dân mạng Việt Nam lại tiếp tục phát sốt trước thử thách mới mang tên "đặt gián lên mặt".
Cụ thể, vào ngày 20/4, một tài khoản Facebook từ Myanmar có tên là Alex Aung chia sẻ một bức ảnh đặt một con gián lên mặt trên trang cá nhân của mình kèm theo dòng chú thích "Thử thách mới, bạn có dám làm không?". Ngay sau khi đăng tảii, bức ảnh nhanh chóng nhận được 5,7 nghìn lượt like và hơn 18 nghìn lượt chia sẻ.
Bức ảnh khởi nguồn cho trào lưu kinh dị. (Ảnh chụp màn hình)
Hầu hết, cư dân mạng đều tỏ ra "rùng mình" ái ngại trước thử thách này. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ đến từ các nước Đông Nam Á như Malaysia, Myanmar, Philippines… đã hưởng ứng nhiệt tình lời thách thức từ Alex Aung.
Những bức ảnh đặt gián lên mặt bắt đầu được đăng tải nhiều hơn. Người đặt gián lên má, trán hay môi để chụp ảnh, thậm chí, có người còn đặt 8 con gián lên mặt và ngậm luôn cả gián vào mồm.
Cô gái tỏ ra khá thích thú khi thực hiện trào lưu này. (Ảnh Facebook)
Trào lưu đang được nhiều bạn trẻ Đông Nam Á hưởng ứng nhiệt tình. (Ảnh Facebook)
Tạo dáng cùng 8 con gián? (Ảnh Facebook)
Thậm chí còn ngậm của gián vào mồm chỉ để chụp ảnh. (Ảnh Facebook)
Theo đó, sau khi nhận được sự hưởng ứng từ cư dân mạng, chủ nhân của trào lưu này tỏ ra phấn khích khi liên tục chia sẻ nhiều bài báo về lời thách thức chụp ảnh với gián trên trang cá nhân của mình.
Được biết, hầu hết các loài gián mà cư dân mạng sử dụng trong trào lưu này là loài gián Mĩ (có thể dài đến khoảng 4 cm). Nhiều người lại mong rằng những bức ảnh trên chỉ là sản phẩm của photoshop hoặc đó chỉ là gián giả. Liệu trong thời gian sắp tới, thử thách kinh dị "đặt gián lên mặt" này sẽ tiếp tục được cư dân mạng Việt Nam hưởng ứng?
Gián luôn được xếp vào một trong những loài sinh vật bẩn nhất hành tinh. Chúng không trực tiếp gây hại nhưng lại là trung gian phát tán nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như tiêu chảy, thương hàn, viêm da, dị ứng da, các bệnh đường ruột…
Ngoài ra, gián còn bài tiết phân khắp mọi nơi gây nên mùi hôi khó chịu. Chúng có thể gậm nhấm đồ đạc, sách vở hoặc thường xuyên bò đậu vào thức ăn gây nhiễm khuẩn.