Sếp nên nắm rõ nguyên nhân vì sao nhân viên nhảy việc
Có 4 nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ công ty, Thứ nhất là nguyên nhân từ sếp, thứ 2 là môi trường làm việc và đồng nghiệp, thứ 3 là tính chất công việc không giúp họ phát triển bản thân, cuối cùng thứ 4 mới là lương và phúc lợi.
Sếp nên nắm rõ nguyên nhân vì sao nhân viên thích nhảy việc (Ảnh: Pinterest) |
Ngoài vấn đề số 1 là mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên thì nguyên nhân người lao động muốn nhảy việc chính là môi trường làm việc và đồng nghiệp. Ở nhóm nguyên nhân này sếp nên lưu ý vào cả 2 vấn đề: môi trường và nhân sự. Một công ty muốn phát triển vững mạnh cần có một môi trường tốt để nhân sự cùng nỗ lực cống hiến. Phát triển công ty song song với việc đào tạo và giữ lại nhân tài sao cho những người có năng lực dù có chỗ tốt hơn để đi nhưng họ vẫn không nỡ ra đi, ấy mới là tài năng của sếp.
Làm thế nào để nhân viên coi công sở là nhà để tận tâm cống hiến
Vậy làm thế nào để tạo ra một môi trường mà nhân viên tài năng cũng không nỡ ra đi?
Dưới đây là 7 mẹo tham khảo để tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời
Thế nào là một môi trường làm việc tốt? (Ảnh: mmosite) |
1. Hình dung thế nào là một công ty mang lại niềm vui cho nhân viên
Xác định các tiêu chí của một công ty mà bạn muốn làm việc ở đó. Đặt mục tiêu và có chiến lược để thực hiện.
2. Xây dựng tập thể nhân viên thành một cộng đồng, không bè phái
Ưu điểm của một cộng đồng là tinh thần đoàn kết và khả năng lan tỏa sự hưng phấn và thái độ tích cực. Từ đó, những giá trị công ty mới nhất quán giữa các nhân viên, các phòng ban, đến các khách hàng.
3. Thúc đẩy sự giao tiếp
Một môi trường làm việc mở tạo cơ hội để tất cả nhân viên đều mạnh dạn đưa ra ý kiến và cùng nhau phát triển, thay vì đều phải dựa vào ý kiến từ cấp trên.
4. Tận dụng những câu chuyện
Tăng sự gắn kết với khách hàng thông qua những câu chuyện về công ty và phòng ban của bạn. Họ chính là những người sẽ góp phần truyền đạt văn hóa và sứ mệnh của công ty với những người khác.
Làm thế nào để tạo sự hứng thú làm việc ở công ty? (Ảnh: Zing) |
5. Gạt bỏ những nỗi sợ
Sự sợ hãi là một trong những yếu tố lớn nhất giết chết niềm vui và sự sáng tạo trong công việc. Nó khiến cho mọi người ngần ngại có những quyết định táo bạo trừ khi được sự đồng ý của cấp quản lý.
6. Khuyến khích nhân viên học hỏi từ thất bại
Thà rằng quyết định nhanh và phạm sai lầm nhanh để học hỏi từ đó vì những sai lầm nhỏ và nhanh chóng bao giờ cũng dễ xử lý hơn những sai lầm lớn và mất nhiều thời gian. Hãy tạo một môi trường làm việc mà ở đó mọi người không lo sợ thất bại và sẵn sàng nỗ lực cho thành công tiếp theo.
7. Có kỷ luật và khuôn khổ
Không gì có thể thay thế tinh thần làm việc chăm chỉ và trách nhiệm với công việc. Sự kỷ luật mang lại kết quả. Mọi người cần được biết và tôn trọng trách nhiệm của mình đối với công việc như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất cho công việc. Sự thoải mái trong công việc không có nghĩa trái ngược với tính kỷ luật, và chắc chăn không đồng nghĩa với tính vô tổ chức.
8. Củng cố tinh thần làm việc nhóm
Ở Menlo Innovation (công ty phần mềm ở Michigan, Mỹ), mọi người làm việc theo hệ thống cặp đôi. Mỗi tuần, họ đổi đối tác cho nhau và tối đa hóa kỹ năng của mỗi nhân viên thông qua cách luân phiên đổi đối tác. Bằng cách này, tinh thần làm việc nhóm được củng cố và hiệu quả làm việc của nhóm ngày càng tăng.
Diệu Hoa Tổng hợp dịch