Theo chị Kiều Loan - người đồng hành gọi vốn cùng anh Tuấn Anh, Việt Nam đang có khoảng hai nghìn bệnh nhân mỗi ngày, ước tính mỗi người phải chờ 70 phút trên một lượt khám.
Vì vậy, công ty đem đến giải pháp giảm lượng thời gian này xuống chỉ còn 5 phút trên một lượt đợi.
Thương vụ gọi vốn thất bại. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam). |
Bệnh nhân có thể theo dõi từ xa bằng app hoặc website. Trong tương lai, doanh thu sẽ đến từ việc xây dựng 150 màn hình LCD quảng cáo. Doanh thu mục tiêu là 7 tỉ và được chia với bệnh viện.
Chia sẻ này lập tức khiến các Shark thắc mắc, bởi nếu bệnh nhân có thể theo dõi số thứ tự từ xa thì không còn ai nhìn màn hình. Thêm nữa, so với quảng cáo ngoài trời, con số 2.000 lượt nhìn một ngày là quá khiêm tốn.
Thị trường digital tại Việt Nam vốn rất bé, lại bị Google và Facebook chiếm lĩnh. Do vậy, có phủ LCD thì độ lớn của thị trường cũng là không đáng kể.
Tuấn Anh thuyết phục các Shark rằng, so với các màn hình quảng cáo khác, màn hình của Lucky Tel hướng đối tượng.
Ngoài ra, giá bán của công ty chỉ bằng một phần tư giá của các nhà bán lẻ, khách hàng lại không cần phải mua phần cứng riêng và trả tiền cho bệnh viện hàng tháng, mà chỉ sử dụng LCD của Lucky Tel. Mục đích cao cả của mô hình là hướng tới cộng đồng.
Đang hoạt động trong mảng y tế và vừa cho ra mắt hệ thống phòng khám đa khoa DHA, Shark Hồng Anh cho rằng để thay đổi thói quen của bệnh nhân là vấn đề rất nan giải.
Hiện nay, việc quá tải tại các bệnh viện phần lớn là do các bệnh nhân từ dưới tỉnh lên. Đối tượng này lại rất khó tiếp cận công nghệ.
Muốn giúp cho xã hội, đầu tiên nhất công ty phải tồn tại được. Startup lại triển khai song song hai mô hình không hiệu quả, vì thế, ông quyết định không đầu tư.
Shark Dzung cho rằng mô hình nên nhắm vào đối tượng coi thời gian của họ là quý giá. Startup giúp cho bệnh viện hiệu quả hơn trong hoạt động nhưng lại phải nhờ đến quảng cáo màn hình LCD để lấy doanh thu…. Cách triển khai này càng làm càng lỗ. Do vậy Shark Duzng từ chối rót vốn.
Đưa ra quyết định tương tự, Shark Hưng phân tích startup đang hướng tới đối tượng là bệnh nhân, nhưng bên trả tiền lại là bệnh viện mà họ không được lợi ích kinh tế nào. Doanh thu mô hình LCD lại còn đang bị chia sẻ, vì thế Shark đành rút lui.
Ủng hộ và nhận định đây là một mô hình rất tốt cho xã hội nhưng không phải là một mô hình kinh doanh khả quan, vì thế, Shark Phú và Linh đều lần lượt từ chối rót vốn.
Startup ra về tay trắng khi mất đi cơ hội đầu tư từ 5 Shark. Nhưng đây cũng là cơ hội để nhà sáng lập có thể nhìn nhận lại mô hình kinh doanh và triển khai theo cách mới phù hợp hơn.
Shark Tank Việt Nam: Thương vụ được 'cá mập' hỗ trợ nhờ bản lĩnh khởi nghiệp bền bỉ
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỉ mùa 2, Xuân Hùng và Hồng Đức là nhà sáng ... |
Shark Tank Việt Nam: Định giá phi lý, Start-up đuổi muỗi gọi vốn bất thành
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Đinh Thanh Điền là nhà sáng lập và ... |
Shark Tank Việt Nam: Nữ Start-up 9x 'ngây thơ' được hai Shark 8x lập 'liên minh' đầu tư
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, trở về nước sau hơn 9 năm sinh ... |
Shark Tank Việt Nam: Mối nhân duyên giữa Start-up có tâm và nhà đầu tư có tầm
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, xuất hiện trong bộ áo bà ba giản ... |
Shark Tank Việt Nam: Định giá phi lí, ứng dụng tập luyện cá nhân gọi vốn thất bại
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, cặp đôi Quỳnh Khanh và Minh Tân, đồng ... |