Sinh viên Trung Quốc đua nhau thẩm mỹ để xin việc

Với hy vọng có một diện mạo đẹp khi đi phỏng vấn xin việc, nhiều sinh viên Trung Quốc đổ xô tìm tới các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.
sinh vien trung quoc dua nhau tham my de xin viec
Gương mặt của một nữ sinh Trung Quốc khác biệt sau ca phẫu thuật. Ảnh: Metro

Khi thời điểm mùa tốt nghiệp sắp tới gần, số lượng các ca phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện ở Trung Quốc tăng hơn 200%, với khách hàng là sinh viên, chủ yếu là các cô gái trẻ, theo China News.

Khoảng 4 triệu thanh niên Trung Quốc dưới 30 tuổi đã động tới dao kéo. Con số này chiếm gần một nửa số lượng người đại lục thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, theo Wang Yongan, phó chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Trung Quốc.

Nhu cầu làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ của phụ nữ Trung Quốc cao gấp 13 lần nam giới. Nhiều phụ nữ trẻ, và cả nam giới nước này, hy vọng phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp họ có ưu thế tại nơi làm việc và trong chuyện tình yêu.

“Nhiều người nói phẫu thuật thẩm mỹ đáng sợ, nhưng thực chất quá trình này diễn ra rất dễ dàng. Phẫu thuật không chỉ khiến bạn trông đẹp hơn mà còn là cách đầu tư cho việc lập gia đình và gây dựng sự nghiệp”, một nữ sinh viên từng trải qua quá trình thẩm mỹ cho hay.

Bùng nổ nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ tăng cao tại Trung Quốc được thấy rõ ở Thiên Tân, thành phố phía đông bắc Trung Quốc hồi tuần trước khi một bệnh viện địa phương tổ chức sự kiện tư vấn làm đẹp thẩm mỹ dành cho sinh viên trước lúc họ tốt nghiệp và đi làm.

Liu Xiaofei, giám đốc khoa thẩm mỹ của bệnh viện Thiên Tân, cho biết, các sinh viên thích tiêm chất Botox và tiểu phẫu vì những phương pháp này được cho là đơn giản và ít tác dụng phụ.

Bác sĩ Liu cũng cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ làm tăng sự tự tin, giúp các sinh viên trông hấp dẫn hơn.

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.