Người Nhật rộ mốt thuê nhà sư | |
Công ty Nhật định cho nhân viên làm 4 ngày/tuần |
Tháng 5/2016, ông Eijiro Koda, 83 tuổi, dùng dây siết cổ vợ, bà Saeko, trước khi tự lấy dao đâm bụng mình. Vào thời điểm đó, người vợ của ông đã mất trí nhớ và nằm liệt giường, theo Yomiuri Shimbun.
5 năm trước, cặp vợ chồng già từng sống trong viện dưỡng lão với mức phí 300.000-400.000 yên mỗi tháng. Từng là CEO của một công ty, ông Koda không sợ thiếu lương hưu. Nhưng càng về già, ông càng lo lắng cho sức khỏe của bản thân và trở nên bi quan.
"Nếu tôi chết trước, còn vợ sống đến năm 95 tuổi, sẽ không đủ tiền để bà ấy trả tiền viện phí", ông nghĩ và lên kế hoạch giết vợ rồi tự sát.
Trong phiên xét xử tại tòa án Yokohama tháng 11 cùng năm, người con út có mặt làm nhân chứng cho cha. Cô nói nói rằng ông Koda rất thương yêu vợ và thường có thói quen chải tóc, khâu chăn cho bà.
"Bố mẹ đã thực hiện bổn phận chăm sóc bà trong thời gian dài. Vì vậy, bố luôn muốn bù đắp những vất vả mẹ đã trải qua. Làm ơn hãy tha thứ cho bố tôi", cô bật khóc trước tòa.
"Con cũng có con cái. Và con hiểu cảm giác mình không muốn trở thành gánh nặng cho chúng. Nhưng giá như cha mẹ đủ can cảm để dựa vào chúng con", người con gái của ông Koda nói.
Trong khi đó, người cha khẳng định không muốn tranh gây phiền toái cho người khác và thừa nhận muốn chết để chuộc lỗi lầm. Dù cảm giác bi quan về tương lai của người già là điều có thể hiểu được, thẩm phán sau đó đã ra phán quyết ba năm tù với cụ ông.
Người cao tuổi trong viện dưỡng lão ở thành phố Toyama. Ảnh: BBG NEWS |
Theo người con gái út, trước khi sự việc xảy ra, cô và hai người chị em đã động viên bố mẹ rằng họ có thể kiếm tiền lo cho cả hai. Họ cũng thường xuyên vào thăm cha mẹ. Mặc dù vậy, người cha luôn gạt đi và nói các con không cần lo.
Theo khảo sát năm 1997 của Văn phòng Nội các, 71% người cao tuổi muốn con cái là người chăm sóc cho mình, 53% muốn người đó là vợ hoặc chồng. Tuy nhiên vào năm 2012, 63% nói họ chỉ muốn dựa vào vợ hoặc chồng, còn con số muốn dựa vào con chỉ còn 53%. Số người hy vọng con cái hỗ trợ chi phí tại viện dưỡng lão cũng giảm, từ 11,3% năm 2008 xuống còn 9.7% năm 2012.
"Trước khi hệ thống chăm sóc y tế ra đời, họ từng dành hết thời gian để chăm lo cho cha mẹ. Khi về già, họ không muốn con cái mình chịu gánh nặng đó như mình trước đây", giáo sư Hisaya Nonoyama của Đại học Konan phân tích.
Vì tâm lý đó, nhiều cụ ông cụ bà không muốn san sẻ những nỗi lo của mình cho con cái. Họ âm thầm chịu đựng rồi tự kết liễu đời mình và cả người bạn đời như một cách giải thoát. Tháng 4 năm nay, một người chồng 82 tuổi Kato, tỉnh Hyogo, đã tự giết vợ vì quá mệt mỏi với việc một tay chăm sóc bà.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Tokyo năm 2001, khi một cụ ông 68 tuổi bị tuyên án tù vì giết chính người mẹ 84 tuổi. Vừa chăm sóc mẹ già, vừa chăm lo cho người vợ cũng đang đi lại khó khăn, nhưng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc nhờ cậy con trai hay con gái, khi chúng đã có gia đình riêng.