'Sốt' với bài văn cảm nghĩ về ngày Tết của học sinh có 'giọng văn như người lớn'

Bài văn chỉ dài một trang giấy nhưng đã nêu lên sự vất vả của người mẹ trong ngày Tết khiến cho giáo viên đọc xong cũng phải suy ngẫm và hạ bút cho học sinh này điểm 9.
sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?
sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon Học sinh phổ thông phải mất bao lâu để đọc được chữ tiếng Việt cải tiến của PGS Bùi Hiền?
sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon Đề xuất của PGS Bùi Hiền: Không nên thoá mạ và tạo diễn đàn công khai cho giới khoa học
sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon PGS Bùi Hiền 'bất ngờ' công bố phần hai đề xuất cải tiến 'Tiếng Việt thành Tiếq Việt'

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh về bài kiểm tra Ngữ văn của một học sinh cấp hai. Đề bài yêu cầu, phát biểu cảm nghĩ của em về ngày Tết.

sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon
Bài làm văn gây "sốt" vì cách hành văn của cô/cậu học trò này không thua kém gì người lớn. Ảnh: MXH.

Nguyên văn bài làm của học sinh như sau:

“Chắc hẳn ai cũng thích Tết. Từ hồi nhỏ tới giờ, em toàn nghe nói Tết vui. Nhưng đó là ở đâu chứ không phải ở nhà em. Mỗi lần đến Tết là em thấy mệt mỏi, mẹ em mệt mỏi, cả nhà em mệt mỏi.

Lúc trước, em rất thích Tết, nhưng vì Tết mà mẹ em mệt thì em không thích nữa. Thịt kho hột vịt em rất thích, nhưng khi em biết mẹ làm mệt thì em không thích nữa. Gia đình em không còn cười nhiều vì mẹ em quá bận, lại hay nổi giận khi ba con em không làm mọi thứ như mẹ muốn. Ba em cũng bị mẹ la. Mẹ nói đã mệt mà còn bị phá. Em với ba sợ lắm. Em không muốn nhìn mẹ xanh xao, ốm đau, lúc nào cũng cầm cây chổi, cây lau nhà, cầm cái chảo và lúc nào cũng lăn vào bếp làm đồ ăn đón khách, mẹ đã quá mệt rồi. Mỗi lần mẹ nhăn nhó là thêm một kẻ thù nhan sắc xuất hiện đó.

Em thích thấy mẹ em cười. Mẹ cười rất đẹp. Ba hay nói với mẹ: “Nhìn mẹ cười là thấy Tết trọn vẹn rồi!” nhưng mẹ chẳng chịu, lại còn la ba! Mẹ ơi! Tết không cần hoàn hảo đâu mẹ ơi”.

Với bài kiểm tra này, giáo viên đã chấm điểm 9 cùng với lời nhận xét: “Bài viết cảm xúc chân thành, con hiểu được nỗi vất vả của mẹ. Bài văn của con làm cô suy nghĩ nhiều! Cảm ơn con!”

Chia sẻ với chúng tôi, nhà văn Trang Hạ, một trong những người chia sẻ bức ảnh về bài văn này trên mạng xã hội cũng tâm sự, chính chị cũng chưa biết nguồn gốc của bài văn này ở đâu, chỉ thấy trên mạng xã hội và chia sẻ lại. Không ngờ, số lượng người tiếp cận, bày tỏ cảm xúc và bình luận lại nhiều đến vậy.

"Thời này hiếm có một bài văn học trò nào không bị sai chính tả, câu văn có ý, ngắt đoạn đúng và đầy tình cảm như thế này. Những suy nghĩ non nớt của em bắt đầu từ quan sát bằng mắt, nhưng viết ra lại bằng trái tim. Nhìn thấy vất vả của mẹ mỗi dịp Tết, nhận ra đằng sau gánh nặng công việc ngày Tết của mẹ là một gánh nặng vô hình lên ngoại hình, nhan sắc, tinh thần của mẹ.

Nếu là cô giáo, tôi sẽ chấm bài văn này cho em 10 điểm", nhà văn Trang Hạ bày tỏ.

sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon
Mâm cơm đón khách ngày Tết có thể trở thành nỗi "ám ảnh" của nhiều người phụ nữ. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Hiện tại, đoạn chia sẻ này của nữ nhà văn đã thu hút gần 7.000 lượt bày tỏ cảm xúc, hơn 1.600 lượt chia sẻ với hàng nghìn bình luận phía dưới. Nhiều ý kiến bình luận bày tỏ sự đồng tình vì học sinh này đã "nói thay tiếng lòng" và nêu bật được sự vất vả, hy sinh của những người phụ nữ trong gia đình vào mỗi dịp Tết.

Độc giả Nguyễn Hương bình luận: "Đọc xong mà nước mắt đã rưng rưng, trẻ đã nói lên được tiếng lòng của những người mẹ khi vất vả làm công việc ngày Tết. Tình cảm chân thực và thật đáng yêu khi có đứa con thấu hiểu cho mẹ. Mong sao mai kia con mình lớn cũng nghĩ thương mẹ như thế này".

Còn độc giả Xuân Tú thì chia sẻ: "Thế nhưng cũng phải có Tết chứ, trẻ em rất thích Tết như chúng ta ngày xưa cơ mà. Đừng để tư tưởng người lớn ảnh hưởng tới tâm hồn non nớt của trẻ thơ, nét hồn nhiên ở trẻ thơ rất đáng quý. Chẳng có trẻ em nào lại không thích Tết cả".

Không chỉ có vậy, nhiều người dùng mạng còn chủ động tag tên người thân là những ông chồng vào bài chia sẻ này để mong được thấu hiểu và đồng cảm.

Cách hành văn chưa đúng với tâm lý lứa tuổi

Là một giáo viên dạy Ngữ văn có nhiều năm kinh nghiệm, cô giáo Nguyễn Hằng Nga - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội) cho rằng, cách hành văn này giống của người lớn hơn là của học sinh.

"Bài viết này cho thấy em học sinh đã thể hiện rất tốt tình yêu thương đối với người mẹ của mình. Cách hành văn khá trôi chảy, chữ viết rõ ràng dù chưa được đẹp cho lắm. Tuy nhiên, cách viết này có vẻ như chưa đúng và phù hợp với lứa tuổi của em. Nếu chấm, tôi sẽ cho em này điểm 8 hoặc 8,5", cô Hằng Nga nói.

Còn theo cô giáo H.T.H, giáo viên dạy Ngữ văn ở một trường THCS tại Hà Nội cũng nhận định, nếu để điểm 9 - 10 cho bài viết này thì giáo viên đã có phần hơi "thoáng".

Cô T.H cho rằng: "Đành rằng thông qua bài viết có thể hiểu được tình cảm mà em học sinh này dành cho mẹ lớn như thế nào. Nhưng với những người phụ nữ như tôi, dịp Tết cũng là thời gian gia đình được sum vầy, quây quần bên nhau nên có vất vả vào bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng là niềm vui, hạnh phúc chứ không đơn thuần là gánh nặng nữa".

sot voi bai van cam nghi ve ngay tet cua hoc sinh co giong van nhu nguoi lon Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?

Thiếu thực tế, tạo thêm áp lực cho giáo viên... là những băn khoăn của giáo viên mầm non trước dự thảo Luật Giáo dục ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.