Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền

Theo phong tục truyền thống, mâm cơm ngày Tết của mọi nhà phải đầy đủ các món ăn cổ truyền với ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới thêm sung túc và ấm no hơn.

Cứ vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình lại nô nức sắm sửa, vun vén cho ngày đặc biệt trong năm thêm đủ đầy, tươm tất với các nghi thức cúng lễ tổ tiên hay bày biện mâm cơm sum họp cùng các thành viên trong gia đình. 

Người Việt từ xưa đến nay vẫn quan niệm, mâm cơm ngày Tết lúc nào cũng phải chuẩn bị thịnh soạn, bát chồng bát, đĩa chồng đĩa. Các món ăn có màu sắc hài hòa cùng hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Cũng bởi quan niệm từ xưa để lại nên dù điều kiện kinh tế gia đình có eo hẹp đến đâu thì trong ngày Tết, các mẹ, các chị vẫn cố gắng sắm sửa, chuẩn bị mâm cỗ sao cho thịnh soạn, tươm tất nhất. 

Mâm cơm ngày Tết gồm những món gì? 

Theo phong tục truyền thống, mâm cơm ngày Tết được coi là đầy đủ, thịnh soạn khi có 8 bát và 8 đĩa chính. Ngoài ra, người ta còn bày biện thêm cả xôi vò, chả giò, thịt đông, bánh chưng, bánh tét… tùy thuộc vào phong tục và văn hóa của mỗi vùng miền. 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 1.

Ảnh: Khế Bistro

Các loại bát được liệt kê trong mâm cơm ngày Tết bao gồm: Bóng bì, măng lưỡi heo hầm chân giò, nấm thả, chim hầm, miến nấu lòng gà, vây cá thủ và gà tần. 

Tương tự, mâm cơm ngày Tết truyền thống không thể thiếu được một trong 8 loại đĩa sau: Chả quế, giò lụa, bánh chưng, thịt đông, xôi gấc, giò thủ, thịt gà luộc và dưa hành nén.

Bên cạnh các món mặn thì nhiều gia đình còn làm mâm cơm ngày Tết từ những món chay với hương vị mới lạ mà không kém phần cuốn hút. 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 2.

Một mâm cơm chay trong ngày Tết (Ảnh: Nhà hàng chay Sadhu)

Mâm cơm ngày Tết ba miền 

Mâm cơm ngày Tết không cố định mà có sự pha trộn, giao thoa cũng như khác biệt giữa ba miền. Cũng bởi lẽ đó nên nhìn vào mỗi mâm cơm ngày Tết của từng vùng, bạn sẽ nhận ra được nét đặc trưng vô cùng thú vị về truyền thống, tập tục địa phương hay các đặc điểm về khí hậu, văn hóa...  

Mâm cơm ngày Tết miền Bắc

So với các vùng khác trên cả nước thì mâm cơm ngày Tết của miền Bắc thể hiện sự cầu kỳ, tỉ mỉ và tinh tế hơn hẳn. 

Một mâm cơm ngày Tết “chuẩn vị” Bắc không thể thiếu những món ăn như: Gà luộc, bánh chưng, canh miến nấu măng, nem rán, giò lụa, giò thủ, dưa hành, xôi gấc, thịt đông, canh măng lưỡi heo, thịt bò kho quế… 

Ngoài số lượng thì chất lượng món ăn cũng phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe như gà luộc xếp cánh tiên nguyên con, bánh chưng cắt làm 8 miếng đều đặn, chả lụa cắt theo khoanh, xếp hình hoa 6 miếng… 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 3.

Ảnh: Pinterest

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 4.

Ảnh: Kênh 14

Mâm cơm ngày Tết miền Trung

So với miền Bắc thì mâm cơm ngày Tết miền Trung có khá nhiều điểm khác biệt. Người miền Trung ưa các món cuốn, chấm cùng hương vị cay nên nem tré, thịt heo luộc chấm cùng mắm tôm chua là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán.  

Mâm cơm ngày Tết miền Trung thường có những món ăn quen thuộc như bánh tét, dưa món, thịt heo ngâm mắm, dưa củ kiệu, nem chua, giò bò tiêu sọ, bò kho mật mía, mắm tôm chua, nem tré…

Bên cạnh đó, một số địa phương nổi tiếng với thương hiệu rượu truyền thống cũng sẽ bày biện thêm vào mâm cơm ngày Tết như Huế có rượu Minh Mạng, Quảng Nam nức tiếng với rượu Hồng Đào hay mâm cơm người Bình Định không thể bỏ qua những chén rượu Bầu Đá. 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 5.

Ảnh: Pinterest

Mâm cơm ngày Tết miền Nam 

Nhìn vào mâm cơm ngày Tết của miền Nam, người ta có thể thấy rõ được sự giản dị, chân phương y như tính cách của người dân nơi đây. Mâm cơm miền Nam tuy đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa đong đầy, trọn vẹn trong những ngày Tết. 

Theo đó, một mâm cơm của người miền Nam dịp Tết Nguyên đán sẽ có đầy đủ các món ăn: Bánh tét, thịt kho hột vịt, khổ qua nhồi thịt, củ kiệu tôm khô, lạp xưởng, chả hoa, dưa giá, chả giò, củ cải ngâm chua ngọt… 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 6.

Ảnh: Pinterest

Người miền Nam quan niệm ăn món “khổ qua nhồi thịt” có ý nghĩa như tiễn biệt những điều xấu xa, xui xẻo trong năm cũ, đồng thời chào đón may mắn, bình an cho năm mới. Tương tự, món “thịt kho hột vịt” với vẻ ngoài bóng bẩy, để nguyên cả quả trứng mang hàm ý mong muốn gia đình, con cháu sum vầy, đồng thời ghi nhớ công ơn của những người đi trước. 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 7.

Ảnh: CLB Ảnh

Mâm cỗ ngày Tết hiện đại 

Những năm gần đây, ngoài những món ăn truyền thống đã quá quen thuộc thì nhiều gia đình lại có xu hướng bày biện mâm cỗ dịp Tết Nguyên đán theo hướng hiện đại, mới lạ hơn. 

Một mâm cỗ ngày Tết hiện đại có thể bao gồm rất nhiều món ăn khác nhau, từ phương Đông cho đến phương Tây như giăm bông, xúc xích, bò lúc lắc, kimbap, kim chi, gà rán… 

Không chỉ mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng mà hương vị của những món ăn trong mâm cỗ ngày Tết hiện đại cũng đa dạng và hấp dẫn không kém. 

Gợi ý mâm cơm ngày Tết vừa tươm tất lại trọn vẹn ý nghĩa cho ba miền  - Ảnh 8.

Mâm cỗ ngày Tết hiện đại (Ảnh: Kênh 14)


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.