Theo báo cáo The Crisis of Social Media (tạm dịch: Khủng hoảng truyền thông mạng xã hội) của nhóm nghiên cứu Freedom House, người dùng mạng xã hội nhiều khả năng luôn bị theo dõi và giám sát trên không gian mạng mà bản thân không hề hay biết.
89% người dùng internet đang bị theo dõi. (Ảnh: Freedom House).
Nếu như trước khi, các phương tiện truyền thông xã hội đôi khi đóng vai trò là một sân chơi bình đẳng cho tranh luận, thì nay đang dần nghiêng về xu hướng một chiều có tổ chức với những nội dung sai lệch trên nhiều nền tảng.
Các nền tảng truyền thông xã hội nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo, cho phép thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu người dùng, từ đó, thực hiện giám sát một cách tinh vi vốn trước đó chỉ khả thi đối với các tổ chức tình báo.
Một hệ thống theo dõi mạng xã hội tại một quốc gia. (Ảnh: Getty Image).
"Không còn thời gian để lãng phí. Các công nghệ mới như nhận diện sinh trắc học, trí tuệ nhân tạo và mạng di động 5G dù mang đến những cơ hội mới cho phát triển internet, nhưng cũng kèm một loạt thách thức với tự do người dùng trên đó", báo cáo nêu.
Vấn đề thao túng mạng xã hội để thực hiện ý đồ chính trị được cho là không mới khi tầm ảnh hưởng là xuyên biên giới từ vài năm trước.
Chú ý nhất là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 trên mạng xã hội Facebook.
Sử dụng mạng xã hội không tự do như nhiều người nghĩ? (Ảnh: Getty Image).
Thậm chí, trong lần trả lời gần đây nhất với báo chí, Mark Zuckerberg cho biết sẽ không thay đổi chính sách quảng cáo cho các bài viết từ các chính trị gia trước cáo buộc mạng xã hội Facebook đang truyền bá thông tin sai lệch khiến vấn nạn tin giả hoành hành.
Việc đăng đàn của ông chủ Facebook không chỉ làm giọt nước tràn ly khi đây là lần đầu tiên Mark lên tiếng ủng hộ tin giả trong hạn hẹp, cho thấy dường như mạng xã hội đang không đi đúng hướng với tiêu chuẩn cộng đồng mà mình đưa ra, The Verge nhận định.