Sự thật kinh hoàng đằng sau những nhà máy sản xuất iPhone

Sản xuất iPhone trong những điều kiện làm việc vô cùng vất vả, độc hại, nhiều công nhân đã bị ảnh hưởng sức khỏe dù còn rất trẻ.

Tờ Japan Times cho hay, bộ phim tài liệu của hai nữ đạo diễn Heather White và Lynn Zhang có tên "Complicit" - tạm dịch "Đồng Lõa" đã bí mật ghi lại điều kiện làm việc được bảo vệ nghiêm ngặt tại các nhà máy lắp ráp iPhone cũng như các sản phẩm khác của Apple tại Trung Quốc. Thậm chí, đạo diễn Heather White đã phải tuyển phóng viên bí mật và dùng camera quay lén.

Bộ phim tài liệu đã khắc họa cuộc sống và những sự thật kinh hoàng. Năm 2013, cô và nữ đạo diễn Lynn Zhang đã đến Quảng Châu và các thành phố công nghiệp khác ở Trung Quốc để điều tra vì sao có nhiều công nhân Trung Quốc bị bệnh ung thư máu hay rối loạn thần kinh

su that kinh hoang dang sau nhung nha may san xuat iphone
Shang Jiaojiao - 17 tuổi làm việc lau linh kiện điện tử bằng n-hexane nên bị ảnh hưởng và giờ không đi lại được

Nói với The Japan Times: "Chúng tôi đã bỏ ra nhiều tiền trong quá trình này và đây là dự án kéo dài nhiều năm".

Chua xót hơn là bộ phim kéo dài đến nỗi sau khi bộ phim hoàn thành có những nhân vật không còn sống nữa và qua đời vì bệnh tật. Đạo diễn Heather White cho hay, đó thực sự là trải nghiệm đau lòng.

Cũng theo Japan Times, trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu, White tin rằng, bệnh ung thư máu của những công nhân và tổn thương thần kinh là do hóa chất benzen và N-hexane gây nên.

Nữ đạo diễn tiết lộ: "Cả hai đều được dùng làm dung môi tẩy rửa trong quá trình lắp ráp nhằm lau màn hình và các linh kiện. Họ từng sử dụng rượu isopropyl nhưng sau đó có ngời phát hiện các dung môi này bốc hơi nhanh hơn cho nên có thể đẩy nhanh sản xuất. Các công nhân không có găng tay và dụng cụ bảo vệ khi xử lý các hóa chất nguy hiểm như vậy".

Điều đáng nói là đây chỉ là 2 trong số những rủi ro mà các công nhân phải đối mặt. Bên cạnh đó, các công nhân còn phải đối mặt với làm việc quá sức, kiệt sức, không khí độc hại.

Sự thật đáng sợ

Trong bộ phim tài liệu nói trên, bên cạnh các lời nhân chứng là nạn nhân, bộ phim còn có những cảnh quay bí mật. Cảnh mở đầu phim là đám tang đầy ám ảnh của công nhân trẻ có liên quan đến bi kịch đang được nói đến. Bộ phim đã được công chiến lần đầu tiên hôm 12/6 ở Mỹ.

Jhoe Garay - một người tham gia buổi ra mắt phim cho hay: "Tôi cảm thấy có lỗi sau khi xem phim, trong túi tôi có điện thoại. Tôi không biết gì về những người chết vì iPhone hoặc iPad".

Yi Yeting cũng như hàng triệu thanh niên ở Trung Quốc lên thành phố tìm việc để có một tương lai tốt hơn. Tại Thâm Quyến, Yi tìm được công việc ở một công ty.

Nhưng chỉ 2 năm sau khi làm việc, khi mới 24 tuổi, Yi bị mắc bệnh bạch cầu. Nguyên nhân được cho là do tiếp xúc trong thời gian dài với hóa chất Benzene - chất độc có mùi thơm được kiểm soát chặt chẽ ở Mỹ và nhiều nước phát triển.

Mặc dù phải chống lại căn bệnh bạch cầu và chi phí y tế nhưng Yi còn tham gia tình nguyện tại một tổ chức phi chính phủ ở Hong Kong để giúp các nạn nhân của bệnh nghề nghiệp hoặc bị thương tích do công việc đòi hỏi bồi thường và thay đổi nơi làm việc.

su that kinh hoang dang sau nhung nha may san xuat iphone
Đám tang của công nhân trẻ Yi Long

Hồi năm 2009, Ming Kunpeng mắc bệnh bạch cầu sau 2 năm làm công việc lau linh kiện điện tử bằng benzene tại nhà máy do công ty ASM International của Hà Lan sở hữu. Tuy nhiên, phát ngôn viên của ASM đã phủ nhận việc Ming tiếp xúc với hóa chất benzene. Nhưng công ty sau đó đã quyết định trợ cấp 1 lần cho gia đình Ming.

Sức khỏe của Ming ngày càng xấu đi và không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, anh tự tử bằng cách nhảy từ mái của bệnh viện xuống đất. Anh qua đời ở tuổi 27 khi còn biết bao dự định phía trước.

Theo bộ phim, 90% hàng điện tử của thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều nhà máy như Foxconn sản xuất đồ điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung ứng cho Apple sử dụng lao động di cư rời quê hương để tìm công việc có lương cao hơn. Số liệu năm 2016 cho thấy, có 280 triệu công nhân nhập cư nhiều người trong đó là thanh thiếu niên.

Khát khao nhiều lợi nhuận, các nhà thầu Trung Quốc cho các thương hiệu toàn cầu buộc công nhân dùng các dung môi như benzene và n-hexane vì chúng rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn.

Đạo diễn White kêu gọi người tiêu dùng gây áp lực với các thương hiệu lơn trên toàn cầu ký đơn hay viết thư hoặc gọi tới đường dây nóng nhằm bày tỏ mối quan ngại về bảo vệ người lao động.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.