Mẹ tôi bị tiểu đường đã nhiều năm và đã chuyển được lên tuyến bệnh viện Nội tiết Hà Nội để điều trị, đến hết 31/12/2018 thì hết hạn chuyển tuyến.
Xin hỏi: Nếu từ tháng 1/2019 mà mẹ tôi muốn tiếp tục sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện Nội tiết Hà Nội thì mẹ tôi cần làm những thủ tục, trình tự gì nữa?
Xin trân thành cảm ơn!.
Theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Đối với các trường hợp mắc bệnh trong nhóm 62 bệnh, nhóm bệnh quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đến hết ngày 31/12 năm dương lịch đó.
Đến hết ngày 31/12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở KCB thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
Còn nếu không điều trị nội trú mà người bệnh muốn tiếp tục khám chữa bệnh ở tuyến trên thì phải xin giấy chuyển tuyến.
Người tham gia BHYT đến tái khám và đã có giấy hẹn tái khám của bác sĩ thì căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT-BLĐTBXH, người tham gia BHYT có giấy chuyển viện lên tuyến trên đi tái khám theo phiếu hẹn thì thủ tục khám, chữa bệnh BHYT như sau:
Người tham gia BHYT đến khám lại theo giấy hẹn của bác sỹ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này và giấy hẹn khám lại.
Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Căn cứ vào tình trạng bệnh và yêu cầu chuyên môn khi người bệnh đến khám lại, bác sỹ quyết định việc tiếp tục hẹn khám lại cho người bệnh.
Trong đó, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH bao gồm những loại giấy tờ sau:
“1. Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
3. Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Như vậy, trong trường hợp đến tái khám tại tuyến trên không qua cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu thì bạn chỉ cần mang theo thẻ BHYT có ảnh (hoặc thẻ BHYT không ảnh và CMTND/giấy tờ khác chứng minh về nhân thân) và giấy hẹn tái khám. Không cần phải xin lại Giấy chuyển tuyến.
Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn 4996/BHXH-CSYT về việc triển khai thực hiện một số quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT, thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 146, cụ thể với một số trường hợp như sau:
- Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: thẻ BHYT có giá trị từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp.
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi:
+ Trẻ sinh trước 30/9 thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi.
+ Trẻ sinh sau 30/9 thì thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Đối với thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên:
+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
+ Đối với học sinh, sinh viên năm nhất: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
+ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
- Các trường hợp được chuyển đổi mức hưởng BHYT thì giá trị sử dụng trên thẻ BHYT tính từ thời điểm thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng.
Mức đóng BHYT theo hộ gia đình 2019
Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình không những đề phòng rủi ro bệnh tật, mà còn được giảm mức đóng. |
Ký hiệu trên thẻ BHYT cho biết bạn được hưởng quyền lợi gì?
Các thông tin trên thẻ BHYT có thể cho mọi người biết mã đối tượng và mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh. Từ ... |
Thêm nhiều đối tượng được Nhà nước đóng BHYT
Việc điều chỉnh các nhóm tham gia BHYT nêu trên được cho là đảm bảo tính công bằng, không bỏ sót đối tượng tham gia ... |
Quyền lợi khi đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn
Đây là những điểm mới tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ thay thế Nghị định 105/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi ... |
Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi của độc giả. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do độc giả cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com |