Ảnh minh họa. |
Từ ngày 1/12, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi trong quá trình khám chữa bệnh.
Về những quyền lợi cụ thể của bệnh nhân BHYT kể từ khi Nghị định 146 có hiệu lực, đại diện Bộ Y tế cho biết, người tham gia BHYT sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi như: Trường hợp người đi khám chữa bệnh không đúng thủ tục, khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng BHYT được thanh toán trực tiếp từ cơ quan BHXH với mức hưởng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương là không quá 0,15 lần mức lương cơ sở đối với khám chữa bệnh ngoại trú và không quá 0,5 lần khi khám chữa bệnh nội trú; đối với tuyến tỉnh và tương đương tối đa không quá 1 lần mức lương cơ sở đối với điều trị nội trú; tại tuyến trung ương không quá 2,5 lần mức lương cơ sở đối với khám chữa bệnh nội trú.
Trường hợp đang điều trị nội trú mà thẻ hết hạn sử dụng thì khoản 9 Điều 27 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP mở rộng quyền lợi với trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn.
Trong trường hợp này, người có thẻ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày, kể từ ngày thẻ BHYT hết hạn sử dụng.
Bệnh viện phải thông báo cho người bệnh và cơ quan BHXH để người bệnh tiếp tục tham gia BHXH; cơ quan BHXH thực hiện cấp hoặc gia hạn thẻ BHYT cho người trong thời gian đang điều trị.
Ngoài ra, theo quy định mới, với các cơ sở khám BHYT, thời hạn hợp đồng có thể tới 36 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay.
Thời gian tham gia BHYT liên tục được khoản 5 Điều 12 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP giải thích là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Nghị định này bổ sung thêm một trường hợp được coi là tham gia BHYT liên tục. Cụ thể:
- Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHYT.
- Người lao động đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia BHYT trước khi đi nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh
- Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT
- Đối tượng công an, quân đội, cơ yếu khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong công an, quân đội, cơ yếu chưa tham gia BHYT thì thời gian trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT.
Trường hợp không có bảo hiểm y tế vẫn được cấp thuốc miễn phí
Người bệnh tham gia chương trình có thẻ bảo hiểm y tế hoặc không nhưng phải thuộc đối tượng áp dụng của chương trình hỗ ... |
Hỏi đáp pháp luật: Bồi thường khi xe bị ngập nước, mức hưởng BHYT khám chữa bệnh trái tuyến
Hỏi đáp pháp luật ngày 26/11 có những vấn đề nổi bật sau: Xe bị ngập nước, chủ xe có được bồi thường bảo hiểm ... |
Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh vượt, trái tuyến
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo ... |
Danh sách bệnh viện nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu 2019 ở TP HCM
Thông báo cũng chỉ rõ, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người già trên 80 tuổi được đăng ký nơi khám chữa bệnh ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |