'Tại sao ông bà lại phải chăm cháu?'

Tâm lý “mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu” vô tình đã trở thành một quy luật bất thành văn cho mối quan hệ giữa 3 thế hệ ở Việt Nam. Và quy luật này có thể nói là một quy luật “bất hiếu”!

Từ chuyện con cái coi bố mẹ phải chăm sóc con đẻ của mình là chuyện đương nhiên...

Từ xưa đến nay, chuyện tam đại đồng đường sống chung một mái nhà ở Việt Nam là chuyện đương nhiên. Con gái về nhà chồng, thành dâu con trong nhà, sinh con đẻ cái, rồi đi làm, ông bà nội ngoại chung tay chăm sóc cháu... nhà nào cũng như thế cả, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị.

Buổi chiều, chỉ cần ra các khu vui chơi công cộng, khu công viên, hoặc trước cửa nhà, chúng ta chứng kiến những cảnh quen thuộc, bà nội hoặc bà ngoại đưa cháu đi công viên, cầm đồ ăn nựng cháu, mang theo cái quạt để quạt cho cháu. Trẻ con có đứa hư đứa ngoan, nhưng đa phần đều là hiếu động, thoắt cái đã thấy mất dạng, các bà tuổi cao, mắt kém cứ hớt hải chạy theo cháu, canh chừng nó nghịch, những giọt mồ hôi chảy xuống, nhưng ít bà nội hay bà ngoại tỏ ra bất bình, họ vẫn coi việc chăm sóc cháu cho con mình là việc đương nhiên. Phần nhiều phụ nữ Việt mình khổ mà không biết mình khổ vì tư duy đó...

tai sao ong ba lai phai cham chau

Chăm sóc trẻ con luôn là một công việc mệt mỏi và nhiều công sức... (Ảnh: Giadinh)

Các cô con dâu và cả con gái sau khi sinh xong, vẫn điềm nhiên giao việc chăm sóc con cái cho ông bà với nhiều lí do: “Phải đi làm, con nhỏ chưa gửi nhà trẻ được, thuê giúp việc sợ trẻ bị bạo hành, ông bà chăm cháu là tốt nhất”. Vậy nên, ở tuổi nghỉ hưu, tuổi cao sức cũng chẳng còn như xưa nữa, mấy chục năm lao động quần quật không nghỉ ngơi, giờ có chút lương hưu và khoảng thời gian nghỉ ngơi thì cũng chẳng được sử dụng, chỉ vì phải trông cháu.

Không chỉ các bà nội, bà ngoại, các cô con dâu, con gái... coi chuyện bà chăm cháu là chuyện thường, mà đa phần tư tưởng của người Việt mình là thế. Vì thế, nếu “chẳng may” có bà nội, bà ngoại nào “dám” không trông cháu, thì đương nhiên sẽ nhận được những câu hỏi “vì sao bà lại không trông cháu?”

“Vì sao tôi phải trông cháu?”

Bàn về chuyện bà chăm cháu, đạo diễn Lê Hoàng đã từng có một quan điểm trái chiều nhưng thuyết phục về chuyện này: “Tôi cảm thấy rõ ràng hiện nay có một lớp người trẻ xấu một cách tinh vi: Đó là muốn lợi dụng cha mẹ trong vấn đề chăm sóc con cái của mình. Nghĩa là ngay từ khi lên kế hoạch sinh con, chăm sóc và nuôi dưỡng, họ đã đưa ông bà vào danh sách, coi như một sự đương nhiên. Công nhận rằng cũng có rất nhiều gia đình, ông bà (đặc biệt là bà) không có việc làm, phải sống bám vào con cái và tự nhiên xem việc giữ cháu là một cách trả công. Mệt cũng không dám kêu. Những hoàn cảnh ấy vô phương cứu chữa. Nhưng cũng có rất nhiều ông bà có nhà cửa, có thu nhập hẳn hoi, thậm chí còn đưa tiền thêm cho vợ chồng chúng nó, thế mà vẫn "nai lưng" ra giữ cháu do bị chúng nó "bỏ bom" . Không dám kêu, không dám phản kháng vì đã trót "khoe" và trót "tự hào" suy cho đến cùng, hiện tượng giữ cháu, lấy cháu làm niềm vui là gì?

Theo Lê Hoàng là do không có một đời sống lành mạnh. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, 60 chưa hề là già. Nhiều quốc gia đã kéo dài tuổi về hưu lên 65 hoặc 67 tuổi. Tuổi 60 thậm chí còn là tuổi chín muồi của các trải nghiệm, khám phá. Lúc này ta mới có bề dày để xem phim, đọc sách, suy nghĩ, khảo luận. Lúc này việc khám phá và tìm hiểu thế giới mới trọn vẹn và đầy đủ. Ta sẽ phát hiện ra rất nhiều thứ cảm xúc muốn có hoá ra chả tốn kém gì ngoài thời gian và kinh nghiệm. (Theo báo Người Giữ Lửa).

tai sao ong ba lai phai cham chau

Người cao tuổi cần được nghỉ ngơi chính đáng thay vì vất vả chăm con, giờ lại khổ cực vì chăm cháu!

Đọc đến đây, hẳn nhiều người muốn “bốc hỏa” với đạo diễn họ Lê. Thế nhưng, quan điểm này hoàn toàn là chính đáng và thấu đáo. Ở tuổi nào cũng phải có một đời sống lành mạnh và biết yêu lấy bản thân mình, chăm sóc cho trí tuệ và có một đời sống tinh thần phong phú.

Ở nước ngoài, việc hai vợ chồng già ở riêng, ngày xem ti vi, đọc sách, cùng nhau trò chuyện, đi dạo, đi du lịch, tham gia các câu lạc bộ... là chuyện thường thấy. Và có nằm mơ họ cũng không thể tưởng tượng được những người cao tuổi ở Việt Nam ta lại trở thành “cô” giữ trẻ ở độ tuổi 60, 70, thậm chí 80 – cái tuổi mà con người cần nghỉ ngơi và chăm sóc lấy mình hoặc để con chăm sóc mới là hợp lẽ.

Những người con có tư tưởng giao con cháu cho ông bà chăm sóc là chuyện đương nhiên có bao giờ thấy sự vất vả của bố mẹ khi chăm mình từ khi sinh ra đến bây giờ, rồi lại chăm con mình tương tự như thế, chúng ta vẫn nói về chữ hiếu, con cái phải chăm sóc cha mẹ khi về già, con phải thế nọ, thế kia. Khoan hãy nói đến chuyện hiếu thảo “quạt nồng ấp lạnh”, chỉ cần nghĩ đến nỗi vất vả của cha mẹ một chút thôi, những người con sẽ thấy quy luật “mẹ chăm con không bà bà chăm cháu” là một quy luật “bất hiếu”. Hãy để người già được nghỉ ngơi!

(Bài viết thế hiện quan điểm của tác giả)

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.