Tại sao phải xấu hổ khi cô gái khoe thân sau chiến thắng U23 Việt Nam là người chuyển giới?

Nếu “cảm thấy bất bình và xấu hổ khi cô gái này là người chuyển giới” thì cộng đồng người chuyển giới đang tự gán nhãn cho mình.
tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi 'Nữ hoàng chuyển giới': Cần xử phạt nghiêm khắc cô gái lột đồ sau chiến thắng của U23 Việt Nam

Ngay sau khi danh tính của cô gái gây bão trên mạng bởi màn lột đồ khoe thân được xác định là người chuyển giới, rất nhiều người trong cộng đồng LGBT đã lên tiếng và phản ứng gay gắt với vụ việc này. Một số người cho rằng, hành động phản cảm của cô gái chuyển giới vô tình sẽ khiến hình ảnh của cộng đồng người chuyển giới trở nên xấu xí.

Đã thế, không ít người cảm thấy “xấu hổ cho người chuyển giới”, "bôi nhọ hình ảnh của cộng đồng LGBT" và gay gắt lên án người bạn chuyển giới đã từng có hành động quá khích.

tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi
Hình ảnh cô gái gây phản cảm khiến dân mạng bức xúc.

Về phía cộng đồng mạng, nhiều trường hợp tiếp tục thể hiện quan điểm bất bình với cô gái và đánh đồng rằng: “Chỉ có chuyển giới mới dám lột đồ” hay “Pê đê nên không biết trân trọng cơ thể thể mình”.

Thực tế, tâm lý lấy giới tính ra để miệt thị vẫn còn tồn tại trong định kiến của rất nhiều người. Điều này càng khiến những người trong cộng đồng chuyển giới lại thấy bức xúc hơn vì câu chuyện muôn thuở “con sâu làm rầu nồi canh”.

Nhìn ở một góc độ khác, tôi nghĩ: không có gì phải xấu hổ hay bức xúc vì thiếu nữ này là người chuyển giới.

tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi 'Nữ hoàng chuyển giới': Cần xử phạt nghiêm khắc cô gái lột đồ sau chiến thắng của U23 Việt Nam
tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi Sốc: Những cô gái khỏa thân mừng U23 Việt Nam chiến thắng là người chuyển giới

Thứ nhất, cộng đồng người chuyển giới như một xã hội thu nhỏ. Chắc chắn rằng ở đó sẽ có người tốt và người xấu, người văn minh và người kém văn minh. Đó là quy luật tất yếu của một xã hội và không loại trừ khả năng khi xét tới một xã hội ở phạm vi quy mô nhỏ. Thế nên, chẳng có điều gì ngạc nhiên khi trong cộng đồng người chuyển giới có rất nhiều cá nhân nỗ lực vươn lên, chứng tỏ mình thì vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ có hành vi ứng xử kém văn minh, hiểu biết.

Thứ hai, nếu “cảm thấy bất bình và xấu hổ khi cô gái này là người chuyển giới” thì cộng đồng người chuyển giới đang tự gán nhãn cho mình. Vô tình, bạn đang cố gắng tạo sự tách biệt giữa người chuyển giới và xã hội. Mà thực tế, cộng đồng người chuyển giới là bộ phận thu nhỏ của xã hội, hội tụ mọi tất yếu cả xã hội. Vì vậy, hành động của một cá nhân hay bất kỳ ai sai trái thì theo quy luật xã hội sẽ lên án. Cái mọi người cảm thấy xấu hổ vì những con người phản cảm trong xã hội, chứ không phải “xấu hổ vì là người chuyển giới”.

Giả sử cô gái khoe thân là một cô gái “thẳng” thì sao? Tất nhiên, mọi sự lên án sẽ chĩa mũi nhọn vào hành vi phản cảm, thiếu suy nghĩ của cô ấy. Nhưng cô gái này lại là người chuyển giới. Mọi chuyện bỗng trở nên to tát và nhiều chuyện để bàn hơn khi người chuyển giới vẫn chưa thực sự nhận được cái nhìn cởi mở hoàn toàn từ dư luận. Điều mà người chuyển giới đang cần chính là mong muốn xã hội nhìn chúng ta như những người bình thường khác chứ không phải gán lên mình một nhãn dán.

tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi
La Lam (23 tuổi, chuyển giới nữ) là thành viên tích cực trong hoạt động bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT.

Quay trở lại vấn đề cộng đồng người chuyển giới cảm thấy xấu hổ vì thành viên của mình có hành động phản cảm. Trước hết, chúng ta đang đấu tranh cho mục tiêu chống phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Vậy chống phân biệt đối xử ở đây là không tách biệt cộng đồng, không gán nhãn hay phê bình trên góc độ của một cộng đồng.

Nếu muốn xã hội không kì thị hay phân biệt đối xử với người chuyển giới thì cộng đồng người chuyển giới đừng tự gán nhãn mình vào câu chuyện mang tên "người chuyển giới".

Nếu chúng ta tự gán nhãn, vô tình người ta sẽ cho rằng, “hóa ra người chuyển giới là như vậy”. Điều đó chỉ càng khoét sâu thêm sự phân biệt và thể hiện khả năng khó hòa nhập của người chuyển giới vào xã hội. Thay vào đó, chúng ta coi việc lên án hành vi phản cảm là một câu chuyện của cá nhân trong tổng thể cả xã hội. Cụ thể, chúng ta cần phê phán ánh động của cô gái này chứ không phải việc thấy xấu hổ… chỉ vì cô gái này là người chuyển giới.

Tôi mong rằng cộng đồng người chuyển giới hãy có góc nhìn, cách phán xét dưới góc độ là con người với con người, đừng phán xét là người chuyển giới với người chuyển giới. Đấy là con đường mà chúng ta muốn hòa nhập vào xã hội nhanh chóng và đó cũng là cách để chúng ta không còn phải mang trong mình một nhãn dán “người chuyển giới”.

La Lam

(Hoa khôi chuyển giới)

tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi Chàng chuyển giới bê tráp vượt gần 200 km đi hỏi vợ

Trong một diễn đàn dành cho cộng đồng LGBT với gần 100.000 thành viên, những hình ảnh bê tráp đi hỏi vợ của một chàng ...

tai sao phai xau ho khi co gai khoe than sau chien thang u23 viet nam la nguoi chuyen gioi Cuộc đời của người chuyển giới U50: Hạnh phúc viên mãn khi được chồng yêu, con đẹp (Kỳ 3)

20 năm đi tìm lại bản ngã của cuộc đời, với người phụ nữ chuyển giới gần sắp bước sang độ tuổi 50, hạnh phúc ...

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.