Tạm giữ bằng lái phi công hạ cánh nhầm đường băng ở Cam Ranh

Cục Hàng không quyết định tạm giữ không thời hạn bằng lái của hai phi công điều khiển chuyến bay VN7344 để phục vụ công tác điều tra.

Sáng 16/5, ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay - Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Cục đã tạm giữ hồi bằng lái của cơ trưởng, cơ phó điều khiển chuyến bay của VNA hạ cánh nhầm đường băng tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa).

“Hiện bằng lái của hai phi công nằm ở Cục. Việc tạm giữ này không có thời hạn cụ thể vì còn đợi kết luận điều tra”, ông Tấn nói.

Ông Tấn khẳng định Cục đã có kết luận điều tra sơ bộ về việc này. Đây là sự cố liên quan đến vấn đề quốc tế nên phải tuân thủ phụ lục 13 của Công ước Chicago. Nghĩa là kết luận cuối cùng chỉ được đưa ra khi có sự tham khảo từ quốc tế. Khi có kết luận cuối cùng, Cục sẽ căn cứ vào các tình tiết cụ thể để đưa ra mức xử lý.

ta m giu ba ng la i phi cong ha ca nh nha m duo ng bang o cam ranh

Hành khách trên chuyến bay sau khi xuống mặt đất. (Ảnh: Đỗ Hoa)

Theo đại diện Vietnam Airlines, Cục Hàng không đã có kết luận sơ bộ về sự cố. Trong tuần tới, VNA sẽ tiếp tục làm việc với phi công và các cơ quan chức năng.

“Trong sự cố này chúng tôi không đổ lỗi cho ai cả. Khi máy bay hạ cánh, ở độ cao và thời gian nhất định, phi công sẽ quan sát bằng mắt thường. Vì thế nhìn thấy đường băng nào để hạ cánh rất quan trọng. Nếu đường băng chưa khai thác không có cảnh báo như vạch kẻ, sơn thì rất nguy hiểm”, đại diện VNA khẳng định.

Một lãnh đạo Ban An toàn của VNA cho rằng dù sự cố máy bay hạ cánh nhầm đường băng không gây hậu quả lớn nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vấn đề này cần phải được xem xét xử lý. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam nhưng nước ngoài không hiếm. Ở Mỹ năm 2014, phi công kỳ cựu hạ cánh nhầm vào đường băng của sân bay bên cạnh.

Vị này thông tin 70-80% sự cố hàng không do yếu tố con người. Vì vậy, giảm thiểu yếu tố sự cố do con người gây ra rất quan trọng. VNA luôn xác định việc củng cố nâng cao an toàn là mục tiêu cốt lõi của Tổng công ty.

Hãng hàng không này đang nỗ lực xây dựng "văn hóa chính trực", khuyến khích nhân viên phát hiện lỗi hay gây ra lỗi (vô ý) phải báo cáo ngay. Các nhân viên này sẽ không bị kỷ luật nếu lỗi là vô ý.

Toàn cảnh vụ máy bay Vietnam Airlines hạ cánh nhầm đường băng Nguyên nhân quan trọng được Cục Hàng không đưa ra để giải thích cho vụ việc này là tổ bay đã không tìm hiểu kỹ sơ đồ sân bay Cam Ranh.

Chiều 29/4, máy bay của VNA mang số hiệu VN7344, chở 203 hành khách xuất phát từ TP.HCM đi Cam Ranh (SGN-CXR). Đến 14h53 phút cùng ngày, máy bay hạ cánh nhầm xuống đường CHC số 02. Đường băng này chưa đưa vào khai thác.

Cục hàng không Việt Nam cho biết thành viên tổ bay có 7 người, cơ trưởng là người có quốc tịch Mỹ. Máy bay trên thuộc loại A321, mới được VNA đưa vào khai thác tháng 1 vừa qua.

Vào thời điểm máy bay hạ cánh, thời tiết tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh tốt, các hệ thống trang thiết bị liên quan hoạt động bình thường.

Sau sự việc, Cục hàng không Việt Nam đã đình chỉ công tác toàn bộ thành viên tổ lái chuyến bay VN7344, cùng kíp trực điều hành tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh để phục vụ điều tra.

Ngày 2/5, Cục Hàng không đã có kết luận sơ bộ về sự cố. Theo đó, nguyên nhân được xác định là do tổ lái chưa nghiên cứu kỹ sơ đồ sân bay.

Ngoài ra, sân bay Cam Ranh có trách nhiệm khi không có biển báo đường băng chưa khai thác. Các hoạt động quan sát từ Đài kiểm soát không lưu chưa được thực hiện đầy đủ để cảnh báo. Đài không kịp thời hỗ trợ cho tổ lái trong giai đoạn tiến sát đến đầu đường CHC và tiếp đất

ta m giu ba ng la i phi cong ha ca nh nha m duo ng bang o cam ranh Vụ máy bay hạ cánh nhầm đường băng ở Cam Ranh: Cục Hàng không 'tiết lộ' nguyên nhân chính

Liên quan đến vụ máy bay hạ cánh nhầm đường băng ở Cam Ranh, Cục Hàng không Việt Nam đã thông tin về nguyên nhân ...

ta m giu ba ng la i phi cong ha ca nh nha m duo ng bang o cam ranh Phân tích lỗi vụ máy bay hạ cánh nhầm đường băng ở Cam Ranh

Trong vụ máy bay VN 7433 hạ cánh nhầm đường băng, người điều khiển máy bay không phát hiện sự nhầm lẫn, cơ trưởng cũng ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.