Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2017 đã chính thức khép lại, tuy nhiên đây lại là thời kỳ cao điểm diễn ra rất nhiều lễ hội ở các địa phương trên toàn quốc. Đi kèm với đó là nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Để tìm hiểu rõ thông tin cũng như các giải pháp phòng chống các dịch bệnh, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (Ảnh: Đình Tuệ). |
Theo ông Tấn, tình hình thời tiết thời điểm mùa đông xuân hiện nay đang có những diễn biến khá thất thường. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng tới sức đề kháng của con người, nhất là các đối tượng người già, trẻ em hoặc những người có thể trạng yếu dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn
Trước sự nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng tránh bằng những biện pháp ... |
Nhận định về tình hình dịch bệnh ở thời điểm hiện tại, ông Tấn cho rằng: “Ngoài liên quan đến thay đổi thời tiết dễ làm phát sinh mầm bệnh, đây đang là cao điểm diễn ra rất nhiều lễ hội ở các địa phương, nơi thường tập trung rất đông người. Người dân có thể dễ dàng bị mắc và lây lan các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp như: Cúm, ho gà, bạch hầu do nhu cầu di chuyển, giao lưu, du lịch...
Sau Tết Nguyên đán cũng là cao điểm mùa lễ hội ở một số địa phương (Ảnh: Đình Tuệ). |
Trong đó, cúm là bệnh nhiều người hay mắc do nhiều nguyên nhân. Ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã xuất hiện nhiều chủng virut cúm mới như H1N1, H5N6, H7N9 rất nguy hiểm vì lây an nhanh. Người dân chỉ cần chủ quan không có các biện pháp phòng tránh kịp thời sẽ rất dễ bùng phát thành dịch cúm”.
2.203 ca nhập viện trong ba ngày Tết do đánh nhau
Theo Bộ Y tế cho biết, chỉ từ 26 - 29/1 (30 đến mùng hai Tết) đã có 2.203 trường hợp phải đến khám, cấp ... |
"Riêng với đối tượng trẻ em, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: Tay chân miêng, ho gà, sởi, cúm, thủy đậu… lây truyền qua đường tiếp xúc. Hiện tại số lượng vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang khá dồi dào. Mọi người cần cho các cháu tiêm phòng đầy đủ để loại bỏ các nguy cơ nhiễm bệnh. Đồng thời, tăng cường vệ sinh cá nhân cho các cháu tốt hơn để phòng tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh”, ông Đặng Quang Tấn nhấn mạnh.
Một số bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm về hô hấp được điuè trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Đình Tuệ). |
Ngoài ra, vị lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh tới nguy cơ về các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm không đạt vệ sinh. Thời điểm Tết, thói quen sinh hoạt, ăn uống của nhiều người dân thường bị đảo lộn. Có cái quá thừa hoặc quá thiếu dẫn tới bộ máy tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí, một số người sử dụng phải các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh nên dễ dẫn đến mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đơn cử như số ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn (lợn) do người dân ăn phải các sản phẩm từ lợn mà chưa được nấu chín, nhất là tiết canh lợn vẫn xuất hiện. Vì thế, người dân cần phải biết nói không với các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nên ăn các thực phẩm đã được nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo phòng bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ ... |
Để chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan trong mùa lễ hội, ông Đặng Quang Tấn khuyến cáo: “Người dân nên sử dụng các thực phẩm sạch, không nên sử dụng các loại thực phẩm kém chất lượng tại các lễ hội – nơi tập trung đông người. Đây cũng là nơi có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp nhanh nhất (nếu có người bị cúm trong đó). Nếu có các biểu hiện bệnh lý, người dân cần đi tới các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không nên đến các địa điểm đông người”.
Ông Tấn cho biết thêm, Cục Y tế dự phòng thường xuyên đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền tới người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa lễ hội, nhất là các thông báo về cách phòng chống cúm hay các bệnh thường gặp vào mùa xuân và sau Tết đến các cơ sở y tế tuyến trung ương và địa phương để mọi người dân chủ động phòng tránh.
Nhờ việc triển khai sớm ngay từ đầu năm 2016 cùng các giải pháp quyết liệt, số lượng bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm đã giảm hơn so với năm 2015. Trong đó, các bệnh truyền nhiễm do virut Sốt vàng, Ebola, MERS - CoV và Zika đã được kiểm soát.