Tăng giá xăng dầu: Sức ép đè lên người dân và doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, đại diện các hiệp hội, ngành nghề, giá xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm. Khi giá xăng tăng, giá tất cả sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ tăng theo, bởi mọi sản phẩm đều phải qua khâu vận tải; người tiêu dùng thiệt nhất.
tang gia xang dau suc ep de len nguoi dan va doanh nghiep
Người dân xếp hàng chờ đổ xăng ở trạm xăng Nam Đồng, Hà Nội (Ảnh: Hồng Vĩnh)

Nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao

Theo đại diện Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu tăng là một trong những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trong những tháng cuối năm.

Đợt tăng giá xăng dầu vào ngày 6/10 trực tiếp tác động lên chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 và tháng 11/2018. Tổng cục Thống kê sẽ đưa ra con số tác động chính xác sau khi tính toán đầy đủ.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, bình quân giá dầu ở mức 72,5 USD/thùng, cao hơn 38% so với cùng kỳ 2017.

Trong nước, giá xăng A5 đã tăng giá 8 lần, giảm 3 lần với tổng cộng tăng 2.440 đồng/lít; giá dầu tăng 10 đợt, giảm 4 đợt, tổng mức tăng 2.960 đồng/lít.

Chỉ số giá nhóm xăng dầu bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 15,5% so với cùng kỳ 2017, khiến CPI tăng chung 0,69%.

“Xăng dầu tăng giá sẽ khiến chi phí sản xuất và tiêu dùng tăng. Từ đó, gián tiếp làm giảm tăng trưởng GDP trong thời gian tới”, ông Dương Mạnh Hùng, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho biết.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, việc tăng giá xăng dầu tác động đến lạm phát cuối năm. Xăng dầu là đầu vào quan trọng của nhiều ngành, vì vậy các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường sẽ tăng theo.

Lạm phát từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2018 tăng 3,57% nên việc điều chỉnh giá các mặt hàng cần cẩn trọng để đảm bảo kiềm chế lạm phát đúng mục tiêu đề ra ở mức 4% trong năm 2018.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh dự báo, những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019, do tác động của giá thế giới và thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng tăng lên mức 4.000 đồng/lít (từ ngày 1/1/2019) sẽ khiến giá xăng dầu tăng phi mã.

Theo đó, nguy cơ hàng hóa bán lẻ trong nước tăng theo khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) trong nước giảm, nguy cơ lạm phát tăng cao.

“Giá cả dịch vụ từ mớ rau, quả trứng đến hạt gạo cũng sẽ tăng theo, bởi mọi sản phẩm đều phải qua khâu vận tải. Từ đó khiến chi phí của DN tăng lên”, ông Doanh nhấn mạnh.

Cước vận tải trước sức ép tăng

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho hay, hiện giá nhiên liệu chiếm khoảng 45% giá cước vận tải taxi.

Dù từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã tăng khoảng 10 lần, giảm chỉ 2-3 lần, nhưng cước taxi chưa điều chỉnh lần nào, trong khi thông thường giá nhiên liệu tăng 6-8%, các DN đã điều chỉnh cước.

Theo ông Hùng, các DN taxi phải giữ giá để cạnh tranh với taxi công nghệ. Trong khi taxi công nghệ được điều chỉnh giá cước theo giờ, taxi truyền thống muốn điều chỉnh giá phải chỉnh đồng hồ, thay đổi bảng giá dán trên xe, thông báo cho cơ quan quản lý... mất nhiều thời gian và chi phí.

“Dù vậy, với lần xăng dầu tăng giá này, cùng với thuế môi trường tăng thêm, lương và chi phí bảo hiểm tăng... các DN taxi truyền thống sẽ phải tính tới tăng giá cước”, ông Hùng nói.

Với vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô, ông Lưu Huy Hà, Chủ tịch HĐQT Cty CP Vận tải Hoàng Hà (Thái Bình) cho biết, hiện giá nhiên liệu chiếm hơn 50% chi phí giá cước vận tải hành khách liên tỉnh.

Tuy vậy, theo ông Hà, việc tăng cước cũng không dễ với DN, khi xe khách đang phải cạnh tranh khốc liệt với xe khách trá hình.

Đối với DN vận tải hàng hóa, ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, hiện giá nhiên liệu chiếm khoảng 35% giá cước vận tải hàng hóa. Mỗi lần giá xăng tăng, DN vận tải lại phải đàm phán với chủ hàng để điều chỉnh cước, nhưng nhiều hợp đồng đã ký cả năm, nên có hợp đồng điều chỉnh được, có hợp đồng phải giữ giá cố định.

Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, giá xăng dầu chiếm tỉ lệ rất lớn 30%-40% trong cơ cấu giá thành của ngành vận tải nên sẽ tác động rất lớn đến chi phí, giá dịch vụ.

Hiện các đơn vị vận tải đang rất khó khăn khi phải đóng rất nhiều loại thuế, phí, trong đó nặng nhất là phí BOT và phí bảo trì đường bộ hằng năm thu trên đầu xe.

Ngày 6/10/2018, giá xăng E5 RON 92 đã tăng lên mức 20.906 đồng/lít, dầu diesel lên mức 18.611 đồng/lít, dầu hỏa lên mức 17.086 đồng/lít và giá dầu mazut lên mức 15.964 đồng/kg.

Mức giá trên so với thời điểm cuối tháng 12/2017, giá xăng E5 RON 92 đã tăng thêm 2.672 đồng/lít, dầu diesel tăng thêm 3.442 đồng/lít, dầu hỏa tăng 3.469 đồng/lít, dầu mazut tăng 3.582 đồng/kg.

So với thời điểm tháng 6/2017, giá xăng E5 RON 92 tăng thêm 3.752 đồng/lít; dầu diesel tăng thêm 5.126 đồng/lít, dầu hỏa tăng thêm 4.968 đồng/lít, dầu mazut tăng thêm 4.929 đồng/kg.

tang gia xang dau suc ep de len nguoi dan va doanh nghiep Giá xăng dầu hôm nay (09/10): Quay đầu sụt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 09/10, trái với những dự đoán, đang có phần giảm điểm và tụt xuống ngưỡng giá khá thấp ngay đầu ...

tang gia xang dau suc ep de len nguoi dan va doanh nghiep Giá xăng có thể tiếp tục tăng mạnh vào ngày mai

Giá xăng trên thị trường thế giới đang có xu hướng đi lên mạnh, có thời điểm xăng RON 95 tới 93 USD một thùng.

tang gia xang dau suc ep de len nguoi dan va doanh nghiep Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: ‘Tăng thuế môi trường lùi lại sau Tết là hợp lý’

Ông Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Bộ Công Thương đề xuất lùi thời điểm áp dụng tăng thuế môi trường đối với xăng dầu ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.