Những người ở độ tuổi trung niên bắt đầu đi tập luyện thể dục trở lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi sẽ chịu nguy cơ cao nhất, theo chuyên gia giải phẫu đầu gối Ian McDermott.
Đặc biệt các bài luyện tập sức bền, xen kẽ các bài tập cường độ cao và thấp cùng nhau càng đặc biệt nguy hiểm.
Có những bằng chứng xác thực cho thấy các loại bài tập này (thường bao gồm, chạy, ngồi xổm đỡ tạ hay bước chân đỡ tạ) nâng cao sức khỏe tim mạch và đốt mỡ thừa.
Theo ông McDermott, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện London Bridge nói rằng: khả năng chấn thương từ các bài tập này cao hơn so với các bài tập trung bình khác.
Những người lười luyện tập suốt nhiều năm để rồi sau đó nhận ra phải đi tập thể dục vì sức khỏe. Thường những người này hay có suy nghĩ sai lệch một cách đáng báo động đó là: “Không đau đớn, không thành công”.
Để có sức khỏe tim mạch tốt, và cơ bắp rắn chắc, đúng là không đau đớn thì không thành công được. Nhưng khi đau khớp, tức là có vấn đề, ông McDermott bổ sung.
Nếu bạn bỏ qua nó, có ngày bạn sẽ làm tổn thương cơ thể mình. Và ở khía cạnh này, việc luyện tập ở cường độ cao là rất nguy hiểm.
Nguy hiểm nhất là những người ở độ tuổi từ 40 đến 50, những người “quên mất mình đã già”.
“Khi bạn già đi, rất nhiều các mô tế bào trở nên cứng hơn, và ít co giãn dẫn tới dễ bị chấn thương. Đồng thời khả năng tự hồi phục suy giảm dần”.
Những chấn thương thường gặp xảy ra đối với dây chằng, gân, sụn. Những cơ quan này có thể được chữa trị bằng phẫu thuật nhưng ông McDermott cảnh báo rằng khả năng hồi phục hoàn toàn là rất thấp.
Những thói quen tập luyện tưởng đúng hóa ra sai |