1. Tết Trung thu ở Hàn Quốc
Tết Trung Thu hay còn gọi là Chuseok, được xem như một ngày Tết lớn và rất đỗi quan trọng của người Hàn Quốc. Ngày này được xem như tết đoàn viên trong gia đình, vì vậy dù các thành viên có ở xa đến mấy, mọi người cũng cố gắng tụ họp về nhà để có thể cùng ngồi chuyện trò ăn uống và tận hưởng thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm.
Tết Chuseok là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau thưởng thức chén trà, miếng bánh. Ảnh: Văn hóa Hàn Quốc. |
Ở một đất nước công nghiệp “tham công tiếc việc” như Hàn Quốc, mọi người sẽ được nghỉ tới 3 ngày để nghỉ ngơi và chuẩn bị đón chào ngày Tết Chuseok.
Mâm lễ đầy đủ của ngươi Hàn dịp Tết Trung thu. Ảnh: Fiditour |
Trong ngày này, tại nhiều điểm vui chơi sẽ tổ chức nhiều trò chơi dân gian mang tính truyền thống của người Hàn như: kéo co, đấu vật...Đặc biệt là trò chơi Ganggangsulae:- đây được xem là một trong những trò chơi tiêu biểu nhất trong ngày Chuseok. Cách thức của trò chơi này là dưới ánh trăng đêm rằm, các cô gái sẽ nắm tay nhau xếp thành vòng tròn vừa hát và vừa nhảy múa.
Ảnh: Văn hóa Hàn Quốc |
Các món ăn tiêu biểu: Songpyeon - là món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, gạo không dính, có nhân là vừng, đậu, đậu đỏ. Nếu như bánh Trung Thu ở Việt Nam được làm theo hình tròn hoặc hình vuông (tượng trưng cho trời đất) thì bánh Songpyeon được nặn thành hình bán nguyệt.
Món bánh dẻo thơm của gạo mới. Ảnh: Văn hóa Hàn Quốc. |
Ngoài ra, trên mâm cỗ của người Hàn còn có thêm hai món đặc trưng là món canh khoai sọ và rượu bạch tửu.
2. Tết Trung thu ở Nhật Bản
Tết Trung thu ở Nhật Bản được gọi là Lễ ngắm trăng (Otsukimi). Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
Ảnh: Anh Minh |
Trong dịp lễ, người Nhật vừa ngắm trăng tròn, vừa ăn những món ăn truyền thống. Thông thường người dân sẽ bày bánh thành một mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò và ăn uống. Món bánh ăn trong ngày này ở Nhật là bánh gạo nếp (Tsukimi Dango) là loại bánh được làm từ bột gạo, bánh tròn mềm, với xốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre và uống kèm trà xanh.
Bánh gạo nếp (Tsukimi Dango). Ảnh: Dân Trí |
3. Tết Trung thu ở Thái Lan
Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.
Tết Trung thu ở Thái Lan với nhiều đèn lồng màu sắc rực rỡ. Ảnh: Tuấn Nghĩa |
Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin rằng làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Các cô gái Thái sẽ nhảy múa trong "lễ cầu trăng" đêm trăng rằm. Ảnh: Dân Việt |
Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.
Ảnh: Kyspeaks. |
4. Tết Trung thu ở Singapore
Tết Trung thu ở Singapore là thời điểm lý tưởng để mọi người gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè và đối tác kinh doanh. Một trong những món quà được sử dụng nhiều nhất là bánh Trung thu.
Ảnh: Theluxenomad. |
Bánh trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam nhưng hương vị thì hoàn toàn khác. Singapore có nhiều loại bánh trung thu khá lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại màu sắc đẹp mắt. Tết Trung thu ở Singapore mang đậm màu sắc Tết Trung thu Trung Quốc. Khu phố người Hoa ở Singapore năm nào cũng là nơi tổ chức Tết Trung thu khá vui nhộn.
Thả đèn trên sông dịp lễ. Ảnh: Dân Trí |
5. Tết Trung thu ở Malaysia
Trong suốt mùa lễ hội, bánh Trung thu được bày bán ở hầu hết các quầy hàng. Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Họ thường ăn bánh nướng, bánh dẻo, trong lúc ngắm trăng hay rước đèn.
Trong số các loại bánh Trung thu ở đây, độc đáo nhất là bánh dẻo nhân sầu riêng, dành cho những ai mê loại quả “nặng mùi” này. Ảnh: Asiatatler. |
Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng trong ngày này. Trong ngày này, người dân cũng tổ chức múa lân, múa sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí được yêu thích khác.