Tạp chí Forbes từng đánh giá rất cao hiệu quả kinh tế từ đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Trung Quốc. 40 năm trước, Thâm Quyến là một ngôi làng đánh cá ảm đạm với khoảng 30.000 cư dân. Tuy nhiên, vào năm 1980, ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra quyết định đưa Thâm Quyến lột xác: trở thành 1 trong 4 đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Thâm Quyến đã thay đổi chóng mặt trong vòng 30 năm. |
Chính sách của Trung Quốc khi đó tạo nhiều điều kiện cho các đặc khu phát triển như: chính sách thuế đặc biệt và được ưu tiên nhận những khoản đầu tư tư nước ngoài. Thống kê cho thấy, Hồng Kông là điểm khởi đầu của những khoản đầu tư nước ngoài
Không lâu sau đó, Thâm Quyến đã phát triển thần tốc. GDP đầu người tăng chóng mặt 24.569% trong giai đoạn 1978-2014 và vào năm 2016, dân số của Thâm Quyến ước đạt 12 triệu.
Tốc độ phát triển của Thâm Quyến nhanh nhất Trung Quốc. |
Li Ka-shing, Chủ tịch Cheung Kong (Holdings) Limited đồng thời là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc nhận định, Thâm Quyến chính là động lực cho sự cải cách và phát triển của cả đất nước.
Thâm Quyến nổi tiếng với khẩu hiệu “mỗi ngày xây một cao ốc, ba ngày làm một đại lộ”. Điều ấn tượng nhất ở Thâm Quyến chính là những văn phòng 24h: từ 8h-18h ban ngày để buôn bán với các nước đông bán cầu, từ 18h đến 6h sáng hôm sau để xuất nhập khẩu với các nước Tây bán cầu như Mỹ, Canada, và các nước Mỹ La tinh.
Về GDP, Thẩm Quyến chỉ đứng sau hai thành phố hàng đầu là Thượng Hải và Bắc Kinh. |
Nổi tiếng nhất tại thành phố này có thể nhắc tới nhà máy Foxconn - nơi sản xuất linh kiện, phụ kiện cho chiếc điện thoại nổi tiếng nhất thế giới là iPhone và máy tính bảng iPad.
Các nhà máy sản xuất đồ chơi và quần áo giờ đã nhường chỗ cho các công xưởng điện tử quy mô lớn, cùng với các trung tâm công nghệ cao và hệ thống ngân hàng.
Năm 2015, Thâm Quyến tăng trưởng GDP 7.8% trong quý I năm nay - mức cao nhất trong các thành phố lớn của Trung Quốc. Mô hình lao động giá rẻ đã được thay thế bởi nguồn lao động chất lượng cao và sáng tạo.
Dân số tăng chóng mặt. |
Thâm Quyến đã có những bước phát triển vượt bậc, GDP tăng gấp 980 lần so với năm 1979, bình quân mỗi năm tăng trưởng 27%.
Giá nhà đất tại Thẩm Quyến - do dân số tăng lên cũng vọt lên chóng mặt. |
Theo số liệu thống kê, GDP của Thâm Quyến năm 2014 đạt 1600,198 tỉ nhân dân tệ (khoảng 256 tỉ USD). Kim ngạch xuất khẩu của Thâm Quyến đứng đầu Trung Quốc trong 20 năm liên tục (1978 -2012).
Bài học từ Thâm Quyến
Đầu tiên, phải khẳng định rằng, các SEZ (đặc khu kinh tế) cũng tạo ra sự méo mó trong nền kinh tế, đó là lý do vì sao các giải pháp đồng bộ trên toàn lãnh thổ bao giờ cũng tốt hơn những nỗ lực chắp vá tại một đặc khu.
Chính vì thế, nếu một nền kinh tế chưa rõ ràng về việc phân bổ các nguồn lực: vốn, tài nguyên, nhân lực ... thì việc lựa chọn các SEZ thậm chí còn làm trầm trọng hơn những vấn đề này.
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến |
Thâm Quyến là một thành phố thu hút các nhà đầu tư và cũng rất thu hút với các nhân tài. Theo Forbes, các chuyên gia và nhà khoa học tại Thâm Quyến có thể được thanh toán các đề tài lên đến 6 triệu yen Nhật hoặc 920.000 USD.
Đặc biệt, không chỉ hướng tới những nhân sự đã thành danh, họ cũng tìm cách phát triển và bồi dưỡng những sinh viên mới tốt nghiệp. Thâm Quyến có chính sách cung cấp nhà ở và mức lương hơn 2.300 USD/tháng cho người có trình độ cử nhân.
Nếu một người có bằng thạc sĩ hoặc thậm chí là một tiến sĩ, con số đó có thể là 3.800 USD hay 5.400 USD. Hơn thế, chính quyền Thâm Quyến cho biết đang thực hiện kế hoạch xây dựng hơn 10.000 căn hộ sẵn trong 5 năm tiếp theo để làm nơi lưu trú cho các chuyên gia.
Những SEZ thành công nhất là những đặc khu gắn liền hoạt động với kinh tế nội địa. Lấy ví dụ như tại Hàn Quốc, nước này đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong SEZ và các nhà cung cấp trong nước.
Các SEZ cần được kết nối với thị trường quốc tế. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho mục đích này có hiệu quả lớn hơn nhiều so với ưu đãi về thuế. Công tác này thường đòi hỏi nguồn vốn nhà nước để nâng cấp đường, ray xe lửa và cảng biển để chuyên chở hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển.