Thanh niên dùng súng đồ chơi tấn công ngân hàng có thể bị xử lý ra sao?

Thông thường trong những vụ án dùng súng quân dụng để cướp tài sản thì bị cáo còn bị thêm tội danh tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng.

Khoảng 17h ngày 6/12, tại chi nhánh ngân hàng BIDV tại Huế đã xảy ra một vụ cướp táo tợn khi một người bịt mặt sông vào ngân hàng cướp đi 700 triệu đồng.

Bước đầu, cơ quan công an nhận định loại súng mà kẻ bịt mặt dùng khống chế nhân viên ngân hàng là loại súng đạn bi hơi gas, tính sát thương không cao, khi bắn phát ra tiếng nổ nhỏ.

Trong vụ việc này hành vi của thanh niên này cấu thành tội gì và sẽ phải chịu mức hình phạt ra sao trước pháp luật?

Độc giả: Đình Toàn

thanh nien dung sung do choi tan cong ngan hang co the bi xu ly ra sao
Vụ dùng súng đồ chơi tấn công ngân hàng xảy ra ngày 6/12 - Ảnh: Điền Quang/Tri Thức trực tuyến

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VietNamMoi. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:

Theo tình tiết của sự việc, bởi thanh niên này đã đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để khống chế khống chế nạn nhân và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đối tượng này sẽ bị xét vào tội danh cướp tài sản.

Thông thường trong những vụ án dùng súng quân dụng để cướp tài sản thì bị cáo còn bị thêm tội danh tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng.

Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu đã có căn cứ xác định khẩu súng do người này mang theo không có tính chất gây tổn thương lớn, và kết cấu vũ khí không chứng minh là vũ khí quân dụng thì chỉ bị khép vào tội danh cướp tài sản chứ không thêm tội danh sử dụng trái phép vũ khí quân sự.

Qua thực tiễn xét xử có thể hiểu cướp tài sản là hành vi hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được đề chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu pháp lí

Như vậy, theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự ta có thể thấy dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản…

Chủ thể của tội cướp tài sản

Trong tội cướp tài sản, chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự).

Về công cụ phạm tội

Nếu trong trường hợp này, khẩu súng mà người này sử dụng là súng thật thì hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 133 thuộc trường hợp “sử dụng vũ khí”. Trong trường hợp này, khẩu súng mà thanh niên gây án đã sử dụng để uy hiếp là súng giả nên không sử dụng tình tiết “sử dụng vũ khí” làm tình tiết định khung cho hành vi, vì súng giả không được coi là vũ khí. Tuy nhiên, trong vụ án này do không có điều kiện sử dụng vũ lực ngay vì đây chỉ là súng giả, nhưng với hành vi đe dọa của cả hai làm cho người bị hại không dám chống cự lại. Như vậy, hành vi của hai người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 điều 133 nhưng thuộc trường hợp sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác...

Từ những lý do trên, thanh niên này phạm tội cấu thành tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại điểm d khản 2 điều 133 Bộ luật hình sự.

Trách nhiệm hình sự phải chịu:

Điều 133 BLHS quy định 5 khung hình phạt. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Căn cứ theo khoản 2 Điều 133 BLHS khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:

- Có tổ chức.

- Có tính chất chuyên nghiệp.

- Tái phạm nguy hiểm.

- Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Như vậy, theo những căn cứ trên, hành vi của thanh niên cướp của trong vụ án cấu thành tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng tại điểm d khản 2 điều 133 Bộ luật hình sự, vậy hành vi của thanh niên trong vụ án này phải chịu thuộc khung hình phạt có tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 điều 133 với khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù giam.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.