Gặp em bé xuất hiện giữa đường lúc nửa đêm: Tài xế nên làm gì?

Để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra, tài xế hãy tìm cách đi đến các bốt CSGT, nhà dân gần nhất để cùng quay lại hiện trường hoặc liên hệ cơ quan công an gần nhất.

Mới đây, hình ảnh một tài xế đang đi trên đường lúc trời tối thì bất ngờ có một em bé xuất hiện giữa đường thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Theo dõi hình ảnh cùng chia sẻ của tài xế, nhiều dân mạng cho rằng đây rất có thể là màn dàn dựng, cướp tài sản trong đêm.

Vậy, gặp những trường hợp như thế này, bạn nên làm gì?

Gặp em bé xuất hiện giữa đường lúc nửa đêm: Tài xế nên làm gì?  - Ảnh 1.

Hình ảnh đứa bé ngồi giữa đường được một tài xế chia sẻ trên mạng xã hội.

Hãy tìm sự giúp đỡ gần nhất

Trong các vụ việc dựng hiện trường để cướp, những đối tượng thường theo dõi và nhắm tới các mục tiêu là người hiền lành, lớn tuổi, phụ nữ, cũng có khi là lái xe lưu thông trong đêm khuya, trên đường vắng.

Lợi dụng sự hoang mang, mất bình tĩnh của lái xe, đối tượng có thể dễ dàng, khống chế để vòi vĩnh, cưỡng đoạt tài sản nhiều nhất có thể.

Chính vì vậy, trong quá trình tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành luật giao thông đường bộ, tránh xảy ra các vi phạm để đối tượng có thể lợi dụng bởi trên thực tế đã có những đối tượng vin vào cớ người dân vi phạm luật giao thông đường bộ để cưỡng đoạt tài sản.

Thứ hai, trong điều kiện cho phép, người lái xe ô tô nên lắp đặt camera hành trình để ghi lại toàn bộ lộ trình, đồng thời khi xảy ra sự việc thì căn cứ vào đó làm bằng chứng. Ngoài ra, khi rơi vào tình huống xấu, người lái xe nên giữ thái độ bình tĩnh để xử trí.

Trong quá trình tham gia giao thông, khi gặp hiện tượng khả nghi thì tuyệt đối không xuống xe. Để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra, tài xế hãy tìm cách đi đến các bốt CSGT, nhà dân gần nhất để cùng quay lại hiện trường hoặc liên hệ cơ quan công an gần nhất.

Không giúp đỡ đứa bé có thể bị xử phạt?

Việc không cứu giúp đứa trẻ trong trường hợp này là rất đáng phê phán, tuy nhiên để xem xét họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Theo quy định trong BLHS thì việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu TNHS về tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Theo đó, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nếu tài xế thỏa mãn các điều kiện sau đây thì sẽ bị truy cứu TNHS. Thứ nhất, người phạm tội thấy người khác (người gặp nạn) đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra.

Sự nguy hiểm mà nạn nhân gặp phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do tai nạn như tai nạn giao thông và tai nạn khác do đưa trẻ chưa nhận thức được hành vi.

Thứ hai, người có hành vi phạm tội này là người có điều kiện cứu giúp nạn nhân nhưng đã không cứu giúp. Tức chủ thể có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân và việc thực hiện hành vi này không gây nguy hiểm cho chủ thể và người khác nhưng đã không thực hiện hành vi cứu giúp.

Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tức là, trong trường hợp người có hành vi không cứu giúp nhưng người bị nạn không chết thì người không cứu giúp sẽ không phạm tội này.

Người phạm tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.

Như vậy, trong trường hợp gặp đứa bé trên đường, đang ở trong tình trạng nguy hiểm, có điều kiện nhưng không cứu giúp dẫn tới đứa bé tử vong thì tài xế có thể bị truy cứu TNHS với tội danh trên.

Trong trường hợp không cứu giúp đứa bé nhưng đứa bé không chết (ví dụ trường hợp được người khác cứu) thì tài xế cũng không bị truy cứu TNHS về tội phạm trên.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không cứu giúp người bị nạn (người bị tai nạn giao thông) từ 500.000 đồng đến một triệu đồng đối với cá nhân.

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi đặt ra từ một tình huống. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin được cung cấp.

Những tư vấn chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.



chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.