Thành phố Mỹ diệt 70.000 con chim để tránh thảm hoạ hàng không

Gần 7.000 con chim đã bị tiêu diệt kể từ sau vụ tai nạn "cơ trưởng Sully" năm 2009, khi một chiếc máy bay phải hạ cánh xuống mặt sông vì đâm phải chim.
 

Ngày 15/1/2009, chiếc máy bay chở khách của hãng US Airways gặp nạn trên bầu trời New York sau khi cất cánh từ sân bay La Guardina. Đàn ngỗng trời lao vào máy bay khiến cả hai động cơ bốc cháy. Cơ trưởng Chesley "Sully" Sullenberger đã nhanh trí đáp máy bay xuống mặt sông Hudson. Toàn bộ 155 người trên máy bay thoát chết.

Kết quả phân tích của AP tại ba sân bay chính của thành phố New York cho thấy gần 7.000 con chim, bao gồm mòng biển, chim sáo đá, ngỗng và nhiều loại khác, đã bị tiêu diệt kể từ khi vụ tai nạn xảy ra năm 2009. Chúng chủ yếu bị tiêu diệt bằng cách bắn hoặc đặt bẫy.

Tuy nhiên, không rõ các phương pháp này các khiến bầu trời trở nên an toàn hơn hay không.

thanh pho my diet 70000 con chim de tranh tham hoa hang khong
Cơ trưởng quyết định đáp chiếc Airbus320 xuống mặt sông sau sự cố va chạm với chim. Ảnh: Reuters

Dữ liệu liên bang cho thấy trong nhiều năm qua, sau khi sân bay LaGuardia và Newark áp dụng chương trình tiêu diệt chim trời để ngăn chặn các trường hợp hạ cánh khẩn, số lượng các vụ va chạm liên quan đến chim lại tăng lên.

5 năm trước vụ "cơ trưởng Sully", số vụ va chạm mỗi năm tại hai sân bay là 158. 6 năm sau, con số này là 299. Tuy nhiên, điều này có thể do số liệu được thống kê đầy đủ hơn.

Tại sân bay Kennedy, số lượng các vụ va chạm tăng lên, trong khi số chim bị tiêu diệt giảm nhẹ vài năm gần đây. Sân bay nằm trên đường di trú của các loài chim và áp dụng chương trình này từ trước vụ tai nạn của chuyến bay 1549.

Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ máy bay và hạn chế rủi ro, giới chức nên tìm phương án hiệu quả hơn.

"Cần có giải pháp dài hạn để không phải phụ thuộc vào việc tiêu diệt chim và giúp chúng ta an toàn trên bầu trời", Jeffrey Kramer, đại diện nhóm vận động GooseWatch NYC nhận định. Ông đề xuất sử dụng hệ thống radar hiệu quả hơn để phát hiện những đàn chim có thể gây nguy hiểm cho máy bay.

Tuy nhiên, giới chức tin rằng chương trình tiêu diệt chim đã giúp bầu trời an toàn hơn và không vụ nào nghiêm trọng xảy ra ở New York sau "điều kỳ diệu trên sông Hudson".

Sau vụ tai nạn, vị cơ trưởng được tôn vinh là "người hùng máy bay". Trong khi đó, các loại chim trời được coi là 'kẻ thù" số 1 và trở thành mục tiêu của các sân bay LaGuardia, JFK và Newark.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.