Thất học trở thành vấn nạn quốc gia của Trung Quốc

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng số lượng lớn thanh thiếu niên ở khu vực nông thôn không hoàn thành giáo dục trung học đang trở vấn nạn lớn nhất của Trung Quốc trong nỗ lực hiện đại hóa nền kinh tế.
that hoc tro thanh van nan quoc gia cua trung quoc
Số lượng lớn trẻ em Trung Quốc ở vùng nông thôn bỏ học đang trở thành thách thức hàng đầu của chính phủ Bắc Kinh

Theo tờ SCMP, công việc thường ngày của bà Qu Yexiu, 56 tuổi, ở một ngôi làng vùng núi Huangchuan, là làm những việc vặt trong nhà và chăm sóc cháu nội 2 tuổi. Mỗi ngày, hai bà cháu sẽ đến trung tâm phát triển trẻ thơ mới mở trong làng để cậu bé có thể được chơi đùa cùng những đứa trẻ khác.

Bà Qu Yexiu cho biết hiện tại bà đang trông hai cháu để bố mẹ chúng sống và làm việc ở tỉnh An Huy.

“Thật tốt khi có một trung tâm dành cho trẻ con. Đây là nơi những đứa trẻ có thể chơi đùa cùng nhau, trong khi tôi cũng có cơ hội trò chuyện cũng với những ông bà khác”, bà Qu Yexiu nói.

Có thể thấy trung tâm phát triển trẻ thơ này là một trong những giải pháp cho vấn đề lớn nhất mà Trung Quốc đang phải đối mặt chính là số lượng “khổng lồ” trẻ em nông thôn bỏ học. Tại đây, các em sẽ có cơ hội được đọc sách và tương tác với những đứa trẻ khác.

Theo SCMP, trẻ em ở những vùng nông thôn của Trung Quốc thường có kỹ năng xã hội và nhận thức kém hơn rất nhiều so với những bạn cùng độ tuổi sống ở các thành thị do chúng thường bỏ học sớm, thậm chí là bị thất học trước khi có thể nói sõi tên của mình. Rõ ràng, thất học có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với những thế hệ trước khi họ sống phụ thuộc vào các trang trại hoặc nhà máy. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tương lai của Trung Quốc.

Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đại lục lên chuỗi giá trị và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao hơn. Do đó, nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ cần một lực lượng lao động có tay nghề cao hơn.

Scott Rozelle, giám đốc Chương trình hành động vì giáo dục nông thôn, thuộc trường Đại học Stanford - đối tác của các trường đại học Trung Quốc, nhấn mạnh: “Đây là vấn đề lớn nhất mà Trung Quốc đang phải đối mặt, song không phải ai cũng nhận thức được”.

Ngoài ra, ông Rozelle còn cho biết thêm: “Mức thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đang thuộc diện thấp nhất thế giới, thậm chí còn thấp hơn cả Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi tin rằng vấn đề này có liên quan đến thời thơ ấu và họ không được giáo dục tốt”.

Theo số liệu thống kê năm 2010, 76% lực lượng lao động của Trung Quốc không hoàn thành chương trình giáo dục trung học. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa nông thôn và đô thị cũng ngày càng bị nới rộng. Cụ thể, báo cáo của China Quarterly cho thấy chỉ có 8% dân số nông thôn Trung Quốc có theo học đến bậc trung học. Con số này rất thấp khi so sánh với tỷ lệ 37% của dân số đô thị. Thu nhập khả dụng trung bình của một người sống ở nông thôn Trung Quốc là 6.562 tệ, tức là chỉ bằng 1/3 con số tương ứng của người dân sống ở thành thị là 18.322 tệ.

Các chuyên gia cho rằng nếu Trung Quốc không có được một lực lượng lao động với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, nền kinh tế nước này sẽ lĩnh hậu quả đau đớn khi phải vật lộn để phát triển.

“Thực tế là chúng ta cần những người thông minh hơn để tăng cường sức cạnh tranh trong thế kỷ 21”, Cai Jianhua, quan chức chỉnh phủ của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế Trung Quốc, nhấn mạnh.

that hoc tro thanh van nan quoc gia cua trung quoc Những cuộc tình một đêm của bộ tộc 'tán tỉnh' qua lối cửa sổ
that hoc tro thanh van nan quoc gia cua trung quoc Bà mẹ dùng kéo cắt dương vật con trai để trả thù chồng cũ
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.