Thật khó tin: 'Cát tặc' lộng hành như chốn không người

Hàng loạt tàu cát ngang nhiên hoạt động lúc tờ mờ sáng; cắm vòi vào chân bờ sông đang sạt lở nghiêm trọng để hút, thậm chí là hoạt động ngay trước "biển báo cấm"...
 

"Lộng hành" như "chốn không người"

Vào lúc 4h30 sáng 18/4, khi màn đêm vẫn bao phủ không gian yên ắng của làng quê nghèo, chúng tôi đã đi thuyền dọc khúc sông từ buôn Mliêng đến cầu Giang Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về tình trạng khai thác cát trái phép.

Sau khi di chuyển được vài km, chúng tôi đã bắt gặp lần lượt các tàu hút mang biển hiệu của Công ty CPVLXD Tây Nguyên, Doanh nghiệp tư nhân VLXD Sông Núi, HTX Nam Sơn đua nhau hút cát. Bên cạnh đó là rất nhiều tàu không số và không có biển hiệu đang hoạt động khai thác cát trái phép trên sông.

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi
Nhiều tàu khai thác cát trái phép hoạt động lúc tờ mờ sáng. Ảnh: Trang Anh.

Chỉ vài km dọc sông Krông Ana, đã có hơn chục tàu "cát tặc" thi nhau hút cát, mặc cho từng tất đất của người dân cũng theo lớp cát "trôi tuột" xuống dòng sông. Từng đoạn sông bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn bị "bẻ cong" vào hơn chục mét. Thoạt nhìn, chúng tôi cứ nghĩ mới có cơn bão lớn càn quét ngang đoạn sông này.

Những tàu cát với động cơ máy nổ rầm rầm làm náo loạn cả khúc sông. Có địa điểm, chỉ vài mét đã có ba tàu đâm vòi vào bờ hút như sợ ai “tranh mất phần”. Thấy sự xuất hiện của “người lạ mặt”, một tàu cát không số đang đâm vòi vào bờ hút bắt đầu di chuyển tàu ra giữa dòng. Còn những tàu khác vẫn thản nhiên hút như “chốn không người”.

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi
Các tàu cát ngang nhiêm đâm thẳng vòi rồng vào bờ hút, khiến nhiều diện tích đất của người dân bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Trang Anh.

Bên cạnh đó, mặc dù có biển cấm “Khu vực sạt lở và nguy cơ sạt lở bờ sông, cấm khai thác cát, sỏi lòng sông” nhưng theo ghi nhận của chúng tôi vẫn có một tàu không số hoạt động tại đây. Biển cấm khai thác cát vẫn còn mới, nhưng tại chân cột biển cấm đã bị nghiêng sang một bên do đất bị bào mòn.

Theo như anh H., người dẫn đường của chúng tôi cho hay, ngày nào cũng như ngày nào các tàu cát lại tập trung đông đúc như “đi hội” trên đoạn sông này. Mặc dù bị người dân xua đuổi nhiều lần, nhưng các tàu vẫn phớt lờ và khai thác cát "như chốn không người".

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi
Sau khi di chuyển được vài km, chúng tôi đã bắt gặp lần lượt các tàu hút cát của Công ty CPVLXD Tây Nguyên, Doanh nghiệp tư nhân VLXD Sông Núi, HTX Nam Sơn. Ảnh: Trang Anh

“Chúng tôi thấy họ khai thác, đâm vòi vào đất nhà mình hút đấy, nhưng đuổi họ cũng không chịu đi, nếu có đi thì lúc không có chúng tôi họ lại vào hút. Chúng tôi chỉ là dân nghèo, biết kêu ai cho thấu. Giờ đành bất lực nhìn đất nhà mình trôi dần đi thôi”, anh H. xót xa nói.

Địa phương "làm ngơ", Sở Tài nguyên và Môi trường "bó tay"?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thiềm, Trưởng Phòng Quản lí khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, khu vực từ cầu Giang Sơn kéo dài xuống 6km thuộc quản lí của HTX Giang Sơn; 16km tiếp theo là địa phận của Doanh nghiệp tư nhân VLXD Sông Núi; Công ty CPVLXD Tây Nguyên là 14,5km sau cùng.

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi
Tại khu vực từ cầu Giang Sơn đến xã Đắk Liêng cũng xuất hiện nhiều tàu không phép, không biển hiệu lộng hành. Ảnh: Trang Anh.

Theo như cột mốc phân chia giới hạn của các doanh nghiệp khai thác cát thì HTX Nam Sơn không được cấp phép hoạt động trong khu vực này. Chính vì vậy, nghiễm nhiên HTX này khai thác cát trái phép trên địa phận của các công ty được cấp phép. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tàu không mang số hiệu hay biển hiệu nhưng vẫn ngang nhiên nạo vét dòng sông.

“HTX Nam Sơn chưa được cấp phép nên hiển nhiên là không có biển và số hiệu. Những tàu này là những tàu khai thác trái phép.

Nếu các doanh nghiệp, công ty được cấp phép không quản lí tốt khu vực khai thác của mình mà để tàu không phép vào hoạt động sẽ bị kiểm điểm. Nếu để tình trạng này kéo dài, đơn vị đó sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động”, ông Thiềm khẳng định.

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi
Mặc dù có biển cấm khai thác cát tại khu vực sạt lở do UBND huyện Krông Ana cắm tại đây, nhưng các tàu cát vẫn tiếp tục đâm vòi vào hút, mặc cho đất cát trôi xuống sông. Ảnh: Trang Anh.

Trưởng Phòng Quản lí khoáng sản cho hay, chính quyền địa phương có quyền tạm thời đình chỉ và xử phạt cơ sở vi phạm trong việc khai thác cát trên sông. Theo đó, chính quyền xã có quyền xử phạt đơn vị vi phạm tối đa là 5 triệu đồng; UBND huyện có thể xử phạt lên mức 50 triệu đồng.

Theo ông Thiềm, để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép gây sạt lở dòng sông và đất của người dân thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền địa phương. Cụ thể, nếu để tình trạng này kéo dài Chủ tịch UBND xã sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch huyện sẽ phải chịu trách nhiệm trước tỉnh.

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi 'Cát tặc' vẫn hoành hành, 'băm nát' bờ sông Krông Ana

Vị Trưởng Phòng Quản lí khoáng sản còn cho rằng, chính quyền địa phương dường như đều “làm ngơ” trước các hoạt động khai thác cát trái phép.

“Đơn vị chỉ có thể chỉ đạo về chuyên môn, còn về hành chính thì đơn vị không thể quản lí được hết, bởi lực lượng cán bộ mỏng nên không thể quán xuyến được tất cả các xã, huyện trên địa bàn. Nếu địa phương không vào cuộc thì đơn vị cũng đành chịu”, ông Thiềm nói.

Ông Nguyễn Văn Thiềm cho biết thêm thêm: “Về việc cấp giấy phép cho các công ty, doanh nghiệp đã khó, việc rút giấy phép còn khó hơn gấp nhiều lần”.

that kho tin cat tac long hanh nhu chon khong nguoi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị hỏi dọa: 'Ông biết vụ Yên Bái như nào rồi chứ'

Bị can Nguyễn Trọng Phương nhắn tin khủng bố tinh thần Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh với nội dung: “ông còn gây khó dễ cho ...

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.