Mở lớp dạy bơi, người nói tôi dở hơi
Thầy giáo mà chúng tôi muốn kể đến là anh Lê Văn Tùng (39 tuổi), trú tại xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Thầy Tùng dáng người cao, gầy nhưng tác phong nhanh nhẹn, nét mặt phúc hậu, thân thiện.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Thể chất, Trường Đại học Vinh và đã công tác tại một vài trường khác.
Đến năm 2005 thầy Tùng về công tác tại trường THCS Cẩm Trung cho đến nay. Từng có ý tưởng dạy bơi miễn phí cho trẻ em, nhưng phải đến khi về công tác tại ngôi trường ngay trên quê hương của mình, thầy Tùng mới có điều kiện để thực hiện ý tưởng của mình.
Bể bơi được một nhà tài trợ mới đầu tư cho lớp học của thầy Tùng. (Ảnh: Hoài Nam) |
Bắt đầu từ việc khảo sát đia điểm, rồi đề xuất xin lãnh đạo nhà trường cho phép mình tổ chức dạy bơi miễn phí cho học sinh của Trường ở vùng hạ lưu sông Rác thuộc 2 xã Cẩm Trung và Cẩm Lĩnh, sát biển Cửa Nhượng.
Thấy đây là điều cần làm, lãnh đạo nhà trường phấn khởi ủng hộ ngay. Chính quyền xã Cẩm Trung và Cẩm Lĩnh cũng có quyết định đồng ý cho thầy Tùng dạy bơi và giao đoàn thanh niên hỗ trợ thầy khi cần thiết.
“Lúc đầu có khoảng 40 học sinh tham gia học bơi trên sông chủ yếu con em ở các xóm 4,5,7 của xã Cẩm Lĩnh, xóm 1,2 của xã Cẩm Trung.
Để có thể học bơi trên sông, tôi đã xin tre về đóng cọc rồi mua dây giăng làm hành lang an toàn, để khi bơi các em không vượt ra vùng quá sâu, nguy hiểm”, thầu Tùng cho hay.
Thầy Tùng, hơn 10 năm nay mở lớp dạy bơi cho trẻ em nghèo ở Hà Tĩnh. (Ảnh Hoài Nam) |
Cũng theo thầy Tùng, mặc dù đã nhờ các thôn, xóm tuyên truyền, vận động phụ huynh cần cho con em học bơi để hạn chế tai nạn sông nước, nhưng một số người lại cho rằng việc làm đó là gàn dở.
“Ban đầu một số phụ huynh ở vùng biển Cẩm Lĩnh vẫn nói mình gàn, rỗi hơi, người trên rừng mà xuống biển dạy bơi. Nhưng rồi, sau đó, chính họ lại đưa con đến nhờ mình dạy. Mình không giận, mà vui vẻ nhận”, thầy Tùng chia sẻ.
Mở lớp dạy bơi 12 năm nay
Lớp dạy bơi của thầy Tùng chỉ diễn ra vào mùa hè. Bởi, những mùa khác nước lạnh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Học trò của thầy từ 9 tuổi trở lên và không phân biệt là trẻ em của xã nào, trường nào.
Thời gian học cứ vào tầm khoảng 16h30 - 18h. Trong hơn 10 năm qua, thầy Tùng đã dạy bơi miễn phí cho khoảng trên 4.000 trẻ em.
Có năm, số học sinh học bơi đến 500 em, lúc đó không chỉ các em từ huyện nhà, mà ngay cả học sinh từ huyện Kỳ Anh cũng ra xin học. Dù công việc bận rộn, nhưng thầy Tùng vẫn luôn được sự ủng hộ từ phía gia đình và người vợ.
Thầy Tùng chia sẻ: “Trước khi lấy vợ, mình cũng đã đi dạy bơi mấy năm rồi. Vì thế, cô ấy rất chia sẻ, ủng hộ công việc của chồng. Nói thật cũng rất vất vả, phải hi sinh, tâm huyết lắm mới làm được”.
Thầy Tùng đang chỉ dạy cho các em học sinh. (Ảnh: Hoài Nam) |
Trong căn nhà cấp 4 nằm lọt thỏm dưới con đường quốc lộ không có đồ dùng quý giá ngoài những tấm bằng khen của các cấp dành cho thầy Tùng được treo kín trên tường.
Trong đó, có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ Giáo dục, kỉ niệm chương của Bộ GTVT và hàng loạt giấy khen là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trong nhiều năm liền.
Đến hè năm 2017, thầy Tùng may mắn được một doanh nghiệp tài trợ cho một bể bơi mini với chiều dài 10 m và chiều rộng 5 m.
Sau khi tiếp nhận bể bơi, thầy Tùng bỏ tiền túi hơn 50 triệu đồng thuê máy móc san mặt bằng trong khu vườn của gia đình ở xóm 7, xã Cẩm Trung để đặt bể, thuê thợ khoan giếng lấy ước ngọt và lắp đặt mái che.
Đầu tháng 6 vừa qua, bể bơi mini chính thức đi vào hoạt động, trong khóa học này, thầy Tùng đã tiếp nhận 180 trẻ đến học bơi.
“Số lượng các em đến học bơi tăng từng ngày trong khi bể bơi quá nhỏ nên bị quá tải. Tôi chỉ mong có thêm ít tiền để mở rộng bể bơi. Có lẽ sang năm tôi sẽ vay mượn để làm chứ như bây giờ thì chật chội quá”, thầy Tùng tâm sự.
Không có chuyện sa thải khẩn cấp 1.400 giáo viên ở Cà Mau
Cà Mau sẽ sắp xếp, bố trị tận dụng hợp lý nguồn nhân lực cho ngành giáo dục; sẽ có tinh giảm biên chế nhưng ... |
Những cô giáo vùng cao của ngành giáo dục Hà Nội
Mười năm sau Hà Nội mở rộng, các thày cô miền núi thuộc Hòa Bình cũ vẫn chưa tự gọi mình là “giáo viên thủ ... |
Hà Tĩnh tuyển dụng hơn 400 giáo viên mầm non và tiểu học năm 2018
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa công bố chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên mầm non và tiểu học năm 2018 trên địa bàn tỉnh với ... |
'GS. Phan Huy Lê - tấm gương lao động đến cuối đời của một nhà tri thức lớn'
Dù đã 84 tuổi, GS. NGND Phan Huy Lê vẫn lao động miệt mài, hăng say cho đến cuối đời để hoàn thiện bộ lịch ... |
Điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên Hà Tĩnh năm 2018
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh vừa mới công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên Hà Tĩnh năm học 2018-2019. |
Nhà đất 07:36 | 22/10/2019
Nhà đất 08:40 | 21/10/2019
Đô thị 13:00 | 06/10/2019
Đô thị 16:33 | 03/09/2019
Nhà đất 08:18 | 03/09/2019
Nhà đất 17:26 | 01/09/2019
Nhà đất 08:32 | 26/08/2019
Nhà đất 08:21 | 26/08/2019