Ngày 25/2, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) có văn bản số 236/NGCBQLGD-HCTH đề nghị xác minh, báo cáo vụ việc thầy giáo đánh học sinh vẹo cột sống xảy ra tại Trường THCS Long Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Trường THCS Long Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Báo Tuổi trẻ. |
Dưới góc nhìn pháp lý, ThS, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, sự việc này khiến dư luận hết sức đau lòng và phẫn nộ. Đáng lẽ, môi trường học đường phải là nơi an toàn nhất, là nơi trẻ em ngoài được giáo dục còn được chăm sóc, vui chơi, giải trí. Thế nhưng lại xảy ra vụ việc bạo lực học đường như vậy.
Đối với một người giáo viên, ngoài nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy thì còn phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học, đặc biệt là cần quan tâm, chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của học sinh, nhất là trẻ em.
Tính mạng, sức khỏe của người khác là khách thể được pháp luật bảo vệ. Trong đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe của trẻ em là hành vi bị pháp luật và xã hội lên án.
Với thông tin vụ việc nêu trên thì nếu thầy giáo có hành vi dùng cây (loại cây rộng bằng 2 ngón tay và dài chừng 1m) đánh học sinh, thậm chí là đánh đến 30 cây thì hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, cố ý gây thương tích cho người khác.
Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong vụ việc này, cơ quan chức năng cần vào cuộc, điều tra, tiến hành giám định thương tích cho học sinh bị đánh để có phương án xử lý.
Nếu giáo viên đánh học sinh mà tỷ lệ tổn thương trên cơ thể học sinh từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp người bị thương tích là người dưới 16 tuổi thì giáo viên đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Th.sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ. |
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Người thực hiện hành vi gây thương tích, hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.
Ngoài ra, nếu giáo viên là viên chức thì còn có thể bị xử lý kỷ luật theo Luật viên chức 2012.
Theo đó viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc; và có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo xử lí nghiêm vụ việc thầy giáo đánh học sinh vẹo cột sống
Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh An Giang chỉ đạo kiểm tra, xác minh thông tin, một học sinh lớp 7 bị thầy giáo ... |
Buộc thôi việc đối với thầy giáo bị tố đánh học sinh chảy máu mũi
Thầy giáo bị gia đình tố đánh học sinh chảy máu mũi đã bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. |
Nam sinh bị thầy giáo đánh tụ máu não đi học trở lại
Nam sinh lớp 9 quê Quảng Ninh đã đi học, nhưng vẫn phải uống thuốc theo dõi vết thương ở đầu do bị thầy giáo ... |
Thầy giáo dùng gậy đánh học sinh trong lớp học
Ngày 13/3, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ngắn ghi cảnh một thầy giáo cầm một cây gậy dài, giơ cao và ... |