Điều gì sẽ xảy ra với thân thể người hiến xác cho nghiên cứu khoa học? | |
Hơn 400 người đăng ký hiến tặng mô, tạng và hiến xác |
Các đóa hoa cúc, hoa hồng được lần lượt đặt trên các thi hài lưu giữ trong căn phòng nhỏ thoảng mùi nhang khói. Các sinh viên, thầy cô, thân nhân của những người đã hiến xác cho y học đều không kìm được xúc động trong giây phút thắp nến tri ân và nhắc nhớ những câu chuyện về người đã khuất.
Sự sống tiếp tục được thắp lên từ những con người dũng cảm hiến thân cho khoa học. Ảnh: L.P. |
Phó giáo sư Phạm Đăng Diệu, Phó hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết 25 năm kể từ khi có những hồ sơ hiến xác đầu tiên vào năm 1993, hiện trường nhận hơn 7.000 hồ sơ đăng ký và tiếp nhận 194 thi hài. Năm 2017 trường tiếp nhận 658 bộ hồ sơ với 26 thi hài được hiến.
Trong giáo dục y khoa, cơ thể người là phương tiện giảng dạy và học tập thiêng liêng nhất không thể thay thế. "Những thân xác đang nằm đây là những người thầy thầm lặng, không đứng trên bục giảng nhưng sự cống hiến và công lao của họ vô cùng to lớn, thiêng liêng cho sự nghiệp giáo dục y khoa", phó giáo sư Diệu xúc động chia sẻ.
Người phụ nữ xúc động trong phút tri ân những thi hài đã hiến cho y học. Ảnh: L.P. |
Biểu tượng năm nay của lễ Macchabeés là "ngọc trong đá", hàm ý thi hài là tinh hoa cao khiết dâng tặng cho đời như những viên ngọc sáng bên trong viên đá xù xì cứng lạnh. Không dừng hẳn cuộc đời khi đã trút hơi thở cuối cùng, những con người dũng cảm và giàu đức hy sinh vẫn tiếp nối sự sống hiến thân cho y học.
Cuộc sống những người nhận tạng người khác giờ ra sao ? | |
Bệnh nhân ghép tim nhỏ tuổi nhất ở Anh đã biết mỉm cười | |
Những người nổi tiếng thế giới từng hiến tạng |