Thêm một cách nghĩ khác về việc chọn trường công khi con vào lớp 1

Xét về tiêu chí dạy kỹ năng sống cho con thì chọn trường công lập sẽ giúp con biết cách thu xếp và vượt khó; biết tìm hiểu quan tâm đến cuộc sống của bạn bè hơn...

Trong suốt 2 năm con gái theo học tại trường Tiểu học PĐG (quận Thanh Xuân, HN) là hai năm có rất nhiều người đặt ra cho chị Trần Quyên (Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Nghệ thuật FFC) câu hỏi: “Tại sao chọn trường công cho con?”.

Để giải đáp thắc mắc ấy, chị Trần Quyên đã có những chia sẻ trên facebook cá nhân về vấn đề đang không ít các bậc cha mẹ quan tâm này.

lam gd trung tam dao tao tre em tai sao toi chon truong cong lap khi con vao lop 1
Đã có rất nhiều người đặt ra cho chị Quyên câu hỏi rằng, tại sao chọn trường công lập cho con theo học (Ảnh: NVCC)

Quyết định chọn cho con một trường công lập vào thời điểm Hân (con gái chị - PV) sắp "tốt nghiệp" mẫu giáo ở trường FFS – một ngôi trường theo phương pháp chuẩn Montesori với tôn chỉ giáo dục coi trọng sự khác biệt của trẻ là điều hoàn toàn không dễ dàng.

Chị Quyên tâm sự, thời điểm chọn trường cho con, chị đã đi thăm rất nhiều trường, đọc nhiều thông tin, hỏi chuyện nhiều phụ huynh và cuối cùng quyết định chọn một trường công uy tín ngay cạnh nơi làm việc của mình sau khi tự trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi tự đặt ra.

Chúng tôi xin đăng toàn bộ quan điểm của mình về việc dạy trẻ trong 12 năm đầu đời:

“Tôi cho rằng, trong cuộc đời mỗi con người, đây là khoảng THỜI GIAN VÀNG để được sống một cuộc sống hồn nhiên, vô ưu trước khi bước vào lứa tuổi bắt đầu phải lo toan, bắt đầu phải nỗ lực đạt được các mục tiêu do bản thân hoặc người thân hoặc xã hội đưa ra.

Thời gian này, trẻ nên có cơ hội khám phá năng lực cũng như niềm đam mê của mình về các lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật và hoàn thiện các kỹ năng sống cơ bản ở tuổi đó cần phải có.

lam gd trung tam dao tao tre em tai sao toi chon truong cong lap khi con vao lop 1
Năm nay Hân 8 tuổi, tuy chưa phát lộ năng khiếu nào đặc biệt nhưng con được trải nghiệm khá đầy đủ các bộ môn năng khiếu nghệ thuật (Ảnh: NVCC)

Năm nay Hân 8 tuổi, tuy chưa phát lộ năng khiếu nào đặc biệt nhưng con được trải nghiệm khá đầy đủ các bộ môn năng khiếu nghệ thuật, không phải để giỏi, mà là để biết, để xây dựng nền tảng và phông văn hóa sau này.

Tất nhiên, điều may mắn của Hân là mẹ có một trung tâm đào tạo nghệ thuật và kỹ năng sống. Song, lựa chọn nào cũng vậy, bộ môn nào cũng thế, muốn giỏi phải khổ luyện. Ở tuổi này nếu muốn múa giỏi, hát giỏi, võ vẽ giỏi… thì nhất định phải khổ luyện, không có gì tự nhiên giỏi cả.

Và, câu hỏi luôn thường trực trong tôi là: tôi thực sự mong muốn con trở thành một người như thế nào cho PHÙ HỢP với TỐ CHẤT của nó?

lam gd trung tam dao tao tre em tai sao toi chon truong cong lap khi con vao lop 1
Hân vốn là một cô bé rất giàu cảm xúc. (Ảnh: NVCC)

Hân vốn là một cô bé nhiều suy nghĩ, hay lo lắng, quá quan tâm đến cảm xúc của người khác, dễ bị tổn thương trước những hành xử của người khác; thích được giúp đỡ và mong muốn được ghi nhận; mong muốn giải quyết mọi việc bằng tình cảm và đối thoại; không thích tranh đua, không có nhu cầu về NHẤT…

Bên cạnh đó, con tập trung quá nhiều thứ trong cùng một thời điểm nên tính dứt điểm không cao, thường ít khi hoàn thành trọn vẹn một công việc nào đó mà không có sự thúc ép, ngoài ra lại chóng chán và dễ thất vọng về bản thân …

Vợ chồng tôi đều không kỳ vọng vào việc Hân phải trở thành một người giỏi giang xuất sắc, không muốn cuộc đời con sau này dành quá nhiều thời gian để nỗ lực trở thành người tài giỏi.

Chúng tôi mong muốn con tự tin sống một cuộc đời vui vẻ, sống có trách nhiệm, biết phát huy những phẩm chất của mình để thành người lương thiện, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân, biết tự trọng và bảo vệ mình, đồng thời không làm tổn thương người khác; biết chọn góc nhìn lạc quan và biết động viên cổ vũ người khác sống tốt đẹp lên; biết thế nào là sướng thế nào là khổ, biết tự xử lý các xung đột bạn bè và đồng thời biết tự bảo vệ mình; mong Hân biết tiết chế sự tự do và tiết chế cảm xúc, biết sống kỷ luật và có nguyên tắc hơn - những điều này, cá nhân tôi cho rằng môi trường công lập sẽ cho con những trải nghiệm thực tế tốt nhất, tất nhiên, cần sự theo sát của bố mẹ để định hướng và động viên.

lam gd trung tam dao tao tre em tai sao toi chon truong cong lap khi con vao lop 1
Vợ chồng chị Quyên đều không kỳ vọng vào việc Hân phải trở thành một người giỏi giang xuất sắc (Ảnh: NVCC)

Chúng tôi cho phép trong suốt những năm tháng học tiểu học, con chỉ cần học những kiến thức ở trường như: biết đọc, biết viết, biết tính toán cơ bản… nói chung là đủ điểm để được lên lớp, không cần tham gia các cuộc thi để lấy thành tích, không cần điểm số cao, không cần bằng cấp giấy khen.

Bù lại, chúng tôi tranh thủ mọi thời gian để Hân được đi chơi, được tự trải nghiệm các hoạt động và cảm xúc… Mỗi đầu năm học mới, tôi đều gặp cô giáo chủ nhiệm để nói về mong muốn đó của gia đình, để cô hiểu và con không bị quá áp lực học hành; nói với cô những nhược điểm của con để nhờ cô phối hợp.

Một lớp học quá đông học sinh vừa là ưu vừa là nhược. Nhược chính là cảm giác xót con kinh khủng về điều kiện cơ sở vật chất và không gian của lớp học trên số lượng quá đông học sinh. Nhưng xét về tiêu chí dạy kỹ năng sống cho con thì nó lại là ưu vì con biết cách thu xếp và vượt khó; biết tìm hiểu quan tâm đến cuộc sống của bạn bè hơn khi chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn; biết chọn cách nào để mình vượt qua những cảm xúc bị tổn thương khi lớp quá đông thầy cô không kịp thời can thiệp…

Chiều nào dù bận mấy, hai mẹ con cũng dành thời gian để nói chuyện với nhau. Dần dần hình thành thói quen, Hân luôn kể rất chi tiết các chuyện diễn ra tại lớp.

Nội dung câu chuyện chỉ xoay quanh những vấn đề như: Chuyện vui buồn (Hân thường kể buồn trước vui sau trong đó có rất nhiều câu chuyện cả thú vị lẫn e ngại trong môi trường của bọn trẻ để mẹ hiểu thêm về tâm sinh lý cũng như hướng cho Hân cách xử lý trong những trường hợp cụ thể); Giờ ngủ trưa có gì đặc biệt không? Cả lớp ngủ có ngoan không? (Từ câu hỏi này mà mẹ được biết rất nhiều chuyện “nghiêm trọng” xảy ra tại lớp giờ ngủ trưa, có những chuyện mẹ lựa lời nói để Hân tự giải quyết, có những chuyện Hân không làm được thì mẹ trao đổi với cô giáo để cô can thiệp); Con đã tiến bộ được như thế nào so với hôm qua (thường là Hân bảo tiến bộ bằng một con virus rồi)...

lam gd trung tam dao tao tre em tai sao toi chon truong cong lap khi con vao lop 1
Nếu bạn chọn trường công cho con, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn với con để cùng đồng hành nhằm có được những trải nghiệm trọn vẹn và lâu bền hơn (Ảnh: NVCC)

Hân khá tự do về thời gian khi học ở trường công vì phần lớn con học buổi sáng là chính; buổi chiều, tùy vào lịch của bố mà có thể đón về buổi trưa. Lúc đầu ngại cô mẹ hay phải nói một vài lý do đặc biệt, sau cô cũng quen. Buổi chiều hai bố con thường đi lang thang, đi xem phim, hoặc là tự học ở nhà…

Cuối năm học vừa rồi, Hân thi có 1 môn được 8 điểm và không được giấy khen. Xét quá trình học của con cùng quan điểm dạy dỗ của bản thân nên tôi thấy việc con không có giấy khen mới là bình thường, và phản ánh đúng thực tế lực học của con, ghi nhận cô giáo của con đã không vì thành tích của lớp mà phải “điều chỉnh”, để con không ảo tưởng cũng như tự cho rằng mình xứng đáng.

lam gd trung tam dao tao tre em tai sao toi chon truong cong lap khi con vao lop 1
Với chị Quyên, những trải nghiệm của con ở khoảng thời gian vàng này mới thực có giá trị (Ảnh: NVCC)

Nói chung khi con ở tuổi này, tôi đề cao sự ảnh hưởng của gia đình bố mẹ trong việc hình thành nhân cách và thiên hướng phát triển của trẻ. Nếu bạn chọn trường công cho con, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn với con để cùng đồng hành nhằm có được những trải nghiệm trọn vẹn và lâu bền hơn".

Khi tâm sự với chúng tôi về tâm huyết với "nghề giáo", chị Trần Quyên lật lại những hình ảnh của cô con gái trong vô vàn những trải nghiệm con được sống vui hàng ngày từ bé tới giờ. Người mẹ tâm sự, chị thấy những hạnh phúc của con ở khoảng thời gian vàng này, mới thực có giá trị.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.