Tại buổi thị sát tình hình kiểm soát dịch tả heo châu Phi tại tỉnh Hưng Yên vào hôm qua (16/10), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã nêu những nhận định về tình hình dịch tả đến thời điểm này.
Trong tình hình nhu cầu thịt heo vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao, Bộ trưởng đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo việc phát triển và tái đàn tại các doanh nghiệp lớn, các hộ chăn nuôi quy mô gia trại, có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.
Theo thống kê, kể từ khi Hưng Yên là địa phương đầu tiên xuất hiện dịch tả châu Phi sau đó lan rộng ra cả nước, tính đến nay, dịch đã làm giảm 8,2% sản lượng thịt heo toàn quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết kể từ khi xảy ra dịch, các địa phương đã rốt ráo thực hiện các biện pháp phòng chống, an toàn sinh học, nhất là việc cơ cấu lại các sản phẩm của ngành chăn nuôi nhằm đảm bảo cung ứng lượng thịt cuối năm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện dịch bệnh đã được khống chế và có chiều hướng suy giảm. (Ảnh: VGP).
Kết quả, 9 tháng đầu năm, sản lượng gia cầm tăng trưởng đạt 13,5%, trâu tăng trưởng đạt 3,1%, bò tăng trưởng đạt 4,2%. Riêng thủy sản 9 tháng đầu năm tăng trưởng đạt 6,12%.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình phòng chống dịch bệnh, nhiều địa phương đã có cách làm chủ động, sáng tạo vận dụng kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng các chế phẩm vi sinh làm giảm thiểu thiệt hại do dịch tả châu Phi gây ra.
Đặc biệt, đến thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố hết dịch và dịch chưa tái phát.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh hiện dịch bệnh đã được khống chế và có chiều hướng suy giảm, trong điều kiện giá cả có lợi cho người chăn nuôi.
Trước tình hình nhu cầu thịt heo vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao, Bộ trưởng đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo việc phát triển và tái đàn tại các doanh nghiệp lớn, các hộ chăn nuôi quy mô gia trại, có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.
Tuy nhiên, các địa phương phải cương quyết không cho tái đàn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đủ điều kiện, không đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.
Song song đó, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm của ngành chăn nuôi như gia cầm, đại gia súc và thủy sản nhằm đảm bảo nguồn cung dịp cuối năm.
Tại "thủ phủ" chăn nuôi heo miền Nam, địa phương cung cấp thịt heo lớn nhất cho TP HCM và các tỉnh thành phía Nam, đến thời điểm này cũng đã khẩn trương thực hiện tái đàn, chuẩn bị nguồn cung thịt heo vào dịp cuối năm, Tết đến.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp chưa xảy ra dịch và làm tốt công tác an toàn sinh học để tái đàn.
Tỉnh Đồng Nai đang khuyến khích người chăn nuôi tái đàn chuẩn bị cho cuối năm. (Ảnh: Báo Đồng Nai).
Hiện tỉnh Đồng Nai chỉ khuyến khích mô hình nông hộ tái đàn khi đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học và có doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm.
Đặc biệt, cấm tái đàn ở những nơi không đủ điều kiện về an toàn sinh học, nhất là ở các khu đông dân cư.
Việc khẩn trương yêu cầu tái đàn của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai được đưa ra khi tình hình kiểm soát dịch tại nhiều nơi trong tỉnh được đảm bảo, nhiều xã đã công bố hết dịch, trong đó, hai thành phối Biên Hòa và Long Khánh không phát sinh ổ dịch mới.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho biết thực tế tình hình dịch tả châu Phi trên địa bàn giảm là do số lượng heo và các hộ còn heo không còn nhiều. Theo thống kê, tổng đàn heo tại tỉnh Đồng Nai chỉ còn 1,5 triệu con, giảm 1 triệu con so với trước đây.
Ông Đoán cũng cho biết thêm dù tỉnh khuyến khích tái đàn và các hộ chăn nuôi nôn nóng vì giá heo tăng cao, tuy nhiên, thực tế tình hình tái đàn đang gặp nhiều khó khăn do thiếu heo giống.
Nguyên nhân là đợt dịch tả vừa qua, số heo giống không còn nhiều và số lượng đàn nái cũng thiệt hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh vẫn khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn, đảm bảo an toàn sinh học, tránh dịch tái phát.
Kinh doanh 05:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 29/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 28/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 27/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 26/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 25/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 23/08/2024