Gần đây, trên đường đi làm về, đọc qua báo chí cũng đủ khiến người dân bội thực thông tin về ngày Black Friday. Giá giảm khắp nơi, giảm giá mọi mặt hàng khiến người dân đổ xô đi mua sắm, xếp hàng để thanh toán, thậm chí còn tranh nhau chỗ gửi xe để vào mua.
Thế nhưng, chưa bàn đến việc thực chất có giảm giá hay không, giá trị hàng hoá có xứng đáng với giá bỏ ra hay không mà có một câu chuyện khá thú vị hiện nay là, nhiều người đang “ủ mưu”, nằm chờ thời….
Các gian hàng ở các trung tâm thương mại hầu như đều có chương trình giảm giá. |
Là giám đốc một chuỗi thời trang có tiếng ở Hà Nội, nhưng các cửa hàng của anh X (nhân vật xin được giấu tên) tuyệt nhiên im ắng trong mùa Black Friday năm nay. Khá nhiều khách hàng có gọi điện tới hỏi nhân viên tại sao không giảm giá nhưng các nhân viên cũng chỉ biết trả lời theo lệnh cấp trên.
Khi được hỏi, tại sao lại thờ ơ với dịp bán hàng tốt như vậy thì anh X chia sẻ: “Thực ra, tôi không muốn cạnh tranh với các đối thủ trong dịp này. Phần vì tôi đã bán hết hàng, nhưng nguyên nhân chính là tôi không muốn “nuôi báo cô” đội quảng cáo Facebook.”
“Tôi không phải các hãng lớn như Zara, H&M, Nike, Adiddas,…để khách xếp hàng chờ mua. Nên nếu muốn bán được hàng thì bắt buộc phải chạy quảng cáo với số tiền rất lớn, bỏ càng nhiều tiền thì chương trình sẽ tới được càng nhiều khách dùng mạng xã hội. Thế nhưng, phần lãi tôi thu về thì năm được năm thua”, anh X cho biết thêm.
Đi ngược với xu thế giảm giá, nhiều cửa hàng đang "giữ giá" thương hiệu. |
Có 4 - 5 năm kinh doanh quần áo thời trang ở Hà Nội, anh L.V.D (Khương Thượng, Hà Nội) hiểu khá rõ về xu hướng mua bán những ngày này. Vốn không nhiều, cửa hàng không quá lớn, nên sau một vài năm làm Black Friday mà không thực sự hiệu quả, anh D. đã buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh.
Một trong những thay đổi quan trọng trong cách làm của anh D. đó chính là, không giảm giá trong những ngày các cửa hàng khác chạy chương trình Black Friday.
Lý do anh Dũng làm như vậy là bởi: “Vốn tôi không nhiều, nên không thể đua quảng cáo với các cửa hàng khác. Do đó, các mùa Black Friday trước đây của tôi không thực sự hiệu quả. Dần dần rút được kinh nghiệm, tôi chọn phương án giảm giá trước hoặc sau hẳn mấy ngày này.”
Cảm thấy không hiệu quả, nhiều cửa hàng chuyển hướng giảm giá sau đợt Black Friday. |
“Chính sách giảm giá của tôi cũng giống hệt các đối thủ sử dụng trong ngày Black Friday. Nhưng khách đến mua sẽ không phải chen chúc nhau, tranh nhau mua. Họ có thể thoải mái thử đồ, kiểm tra xem hàng có lỗi không mới lấy”, anh D. cho biết thêm.
Ngoài ra, theo anh D., một số thương hiệu thời trang hiện nay còn cho rằng, họ sẽ không giảm giá vì nó sẽ giảm giá trị thương hiệu.
Qua vài năm Black Friday, người dân cũng đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình. Ngay như bản thân chị Đỗ Hải Dân (Từ Sơn, Bắc Ninh) rất thường xuyên mua sắm quần áo, tuy nhiên, năm nay, chị Dân quyết định ở nhà chờ tới dịp sau do không muốn chen chúc tại các cửa hàng. Thậm chí, chị Dân đã đi khảo sát giá từ hôm trước nhưng cảnh tượng đông đúc đã khiến chị từ bỏ hoàn toàn ý định mua sắm.
Chuẩn bị không kịp cho Black Friday
Ngoài những lí do trên, theo anh Dũng (một người chuyên đánh hàng Trung Quốc) thì còn một lí do khách quan khiến nhiều cửa hàng không giảm giá ngày Black Friday là bởi họ chưa kịp chuẩn bị cho ngày này.
Sự chủ quan, không chuẩn bị kịp cho ngày giảm giá lớn này theo anh Dũng thì thường rơi vào những người sản xuất hoặc nhập hàng nhỏ lẻ, không nắm bắt được thời vụ. Vì thời điểm gần tới các dịp đặc biệt, biên giới thường ách tắc, do phía Trung Quốc thì nghỉ lễ, còn phía Việt Nam thì “khó” qua cửa.
3 tháng cuối năm là thời điểm bùng nổ của hàng hoá qua biên giới. |
Nên hàng hoá chuẩn bị cho mùa đông, mùa Tết năm nay theo anh Dũng đã phải gấp rút được các nhà buôn chuyển về trong khoảng 1 tháng tới. Vì chỉ tầm này tháng sau đã phải lo đến hàng bán sau Tết. Do đến tháng Tết âm là không có hàng và vận chuyển sẽ ngừng cung cấp.
Không những vậy, phía Trung Quốc nghỉ rất lâu sau thời điểm tết. Mọi hoạt động từ mua hàng, vận chuyển nội địa, vận chuyển qua biên giới đều hết sức khó khăn.
“Đặc biệt đợt 11/11 vừa qua, Trung Quốc giảm giá cực mạnh các mặt hàng khiến hàng về rất chậm. Nếu không có sự chuẩn bị dài hơi từ trước đó thì việc lỡ ngày Black Friday là chuyện thường”, anh Dũng khẳng định.
Ngày Black Friday: Nơi 'hờ hững', nơi ngập tràn giảm giá
Ngày hội giảm giá lớn nhất trong năm - Black Friday đã vào "vụ" với các chương trình khuyến mãi kéo dài đến hết tuần. ... |
Xô đẩy đến ngạt thở - Nhiều cửa hàng Hà Nội không nhận thêm khách ngày Black Friday
Trong ngày giảm giá chính thức dịp Black Friday, lượng khách hàng tăng kỉ lục, nhiều người phải ra về tay không vì các cửa ... |
Vừa khai trương, Zara và H&M tại Hà Nội trong ngày Black Friday ra sao?
"Cơn sốt" Black Friday được nhiều người quan tâm và đổ xô đi mua sắm, tuy nhiên không phải cửa hàng nào cũng đông. Có ... |