Dân gian có câu: "Nuôi con đã khó, dạy con còn khó hơn". Vì vậy vấn đề dạy con luôn khiến cha mẹ đau đầu. Các bố mẹ thường phân vân không biết thời điểm nào và áp dụng phương pháp dạy con nào để bé vào nề nếp sớm, tự lập được nhiều việc.
Trẻ từ khi sinh ra được sự chăm sóc yêu thương hết mực của bố mẹ sẽ lớn từng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc các bé cũng hoạt động nhiều hơn, hiếu động hơn, hiếu kỳ với thế giới xung quanh hơn và cũng sẽ "cứng đầu" với bố mẹ hơn.
Khi bé trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bé quấy khóc chỉ cần dỗ bằng đồ chơi là bé có thể cười và nín khóc ngay. Thời điểm này bé cũng chưa nhận thức được nên phạt bé cũng không có tác dụng.
Từ 7 tháng tuổi trở đi, khả năng ghi nhớ và nhận thức của bé phát triển hơn nhiều, lúc này cha mẹ đã có thể uốn nắn để bé vào nề nếp.
Khi mới bắt đầu, không nên quá nghiêm khắc sẽ khiến bé sợ hãi tạo tâm lý không tốt. Mục đích để trẻ có kỷ luật tốt vào nề nếp sớm không phải là trừng phạt trẻ mà chính là giáo dục và định hướng trẻ để trẻ tự lập. Đừng la mắng hay quát nạt con, điều này càng không có hiệu quả đối với con trẻ còn chưa biết nói. Cha mẹ luôn cần giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng để dạy dỗ trẻ.
Trẻ còn bé, chưa biết đi khoảng tầm dưới 1 tuổi bé chỉ có thể nhận biết khi cha mẹ nói không hay những biểu hiện gương mặt không hài lòng lúc bé làm sai, nghịch ngợm. Trong giai đoạn này cha mẹ sẽ dùng biểu hiện biểu đạt cảm xúc nhiều hơn kèm lời nói để con nhận biết dần.
Khi bé làm đúng và làm tốt cha mẹ động viên, khích lệ, tán thưởng con, khi có biểu hiện không tốt ngay lập tức phê bình con, nhưng vẫn nên nói nhẹ nhàng. Ví dụ, trừ trường hợp con đang bị mệt, ốm, thì không nên chiều chuộng con. Nếu con khóc không cưng nựng con ngay, đợi con nín khóc rồi hướng con vào trò chơi khác, sau đó mới dỗ con. Nếu bé lại khóc, hãy đợi một lúc mới chú ý đến con. Lúc này cha mẹ nên nghiêm khắc một chút sau đó mới ôm và vỗ về con.
Việc trẻ con làm sai, phạm lỗi là điều khó tránh khỏi. Việc đưa ra những hình phạt nhằm mục đích để con hiểu hành vi nào được và hành vi nào không được. Đây là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ, khi trẻ giật tóc, cấu, véo, cắn người khác thì cha mẹ nên nói nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát rằng con ngưng hành động đó đi, đồng thời hướng sự chú ý của trẻ sang cái khác.
Khi con nghịch ngợm quá mức hoặc cho đồ vật vào miệng, cha mẹ nhẹ nhàng kéo tay con ra sau đó vừa dùng hành động vừa dùng lời nói bảo con đồ vật này không được nghịch và không được cho vào mồm.
Cha mẹ cũng nên chú ý khi nói chuyện với con. Không nên nói chung chung như: "không được chạm cái đó", mà nên nói rõ để con học nhận biết và phân biệt luôn. Ví dụ: "không được nghịch phích nước nóng", "không được ăn bông hoa kia"...
Nếu như làm được những điều này ngay từ lúc khoảng 7 tháng thì bé con rất nhanh vào nề nếp, và có tính tự lập cao. Vì vậy cha mẹ nên nắm bắt thời cơ vàng này để giáo dục trẻ sớm.
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018