Cô gái nhiễm trùng mắt do nối mi giả | |
Cô gái trẻ bị máu tụ trong mắt sau 2 tuần nối mi | |
Rước họa vì nối mi làm đẹp |
Mắt đầy bọ ve sau khi nối mi
Chắc hẳn câu chuyện về 12 người phụ nữ sống tại bang Florida (Mỹ) đã phải nhập viện vì mí mắt đầy bọ ve sau khi thực hiện nối mi ở một salon đã khiến nhiều người giật mình. Theo tờ Dân Trí thì ban đầu, những phụ nữ này nghĩ là do mắt dị ứng với keo dán mí cho đến khi nhận ra vấn đề thực sự là do đâu.
Những con ve này rất phổ biến trên cơ thể người, chúng ăn các dầu tiết ra từ mí mắt và chúng ta không nhận biết được sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, khi điều kiện vệ sinh kém, các dầu này tăng tiết quá nhiều, các con ve sẽ bùng nổ, gây ra tình trạng sưng nề, đau rát mà phải mất hàng tháng trời mới có thể phục hồi.
“Thực là đau đớn. Mí mắt sưng đỏ và bạn không biết điều gì đang xảy ra, chỉ nghĩ là dị ứng keo dán”, người phụ trách Viện Mắt Orlando (Florida) cho biết.
Theo TS. Keshini Parbhu, bác sĩ nhãn khoa hàng đầu tại trung tâm mắt này, cho rằng nhiều khả năng là do dụng cụ nối mi không được vệ sinh sạch sẽ.
Đây chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện chị em làm đẹp bằng cách nối mi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Và theo BS Hoàng Cương thì việc làm đẹp bằng phương pháp này sẽ gây hại rất lớn đến đôi mắt của chính bạn.
12 người phụ nữ đã phải nhập viện sau khi nối mi tại một salon. (Ảnh: Dân Trí) |
Nối mi thực sự là gì, có an toàn hay không?
Theo BS Hoàng Cương chia sẻ trên website của Bệnh viện Mắt Trung ương: “Công việc khám bệnh hàng ngày thỉnh thoảng tôi cũng gặp bệnh nhân làm đẹp theo kiểu này. Lông mi dài bất thường, có khúc nối giữa phần lông tự nhiên và phần nối dài nhân tạo. Không có gì đảm bảo về chất lượng keo dán, lông mi nhiều chất bám bẩn, nhiều người than phiền về ngứa cộm… Ăn chơi thì chịu khó vậy?”.
Vậy nối mi là gì? Theo giải thích của BS Cương: “Có 3 cách để nối dài mi: dùng vật liệu tổng hợp, dùng chỉ lụa và lông chồn. Các vật liệu trên khác nhau về kích cỡ và hình dạng.
Nối dài mi thường được tiến hành ở các tiệm làm đẹp, dùng các nhíp chuyên dụng và keo dán loại không vĩnh cửu. Thường mỗi lần làm đẹp mất khoảng 2h, mắt của bạn phải nhắm kín suốt quá trình. Lông mi giả có tuổi thọ khoảng 3-4 tuần, sẽ rụng đi cùng với lông mi thật của bạn
Để mắt được an toàn, lông mi phải được thao tác bởi những kỹ thuật viên đã được đào tạo trong điều kiện vệ sinh sạch sẽ, với các hóa chất an toàn cho da
Bs Rebecca J. Taylor hành nghề ở Nashville, người phát ngôn lâm sàng cho hội nhãn khoa Mỹ-AAO yêu cầu như vậy. Bên cạnh đó qui trình làm đẹp này luôn đi kèm với nguy cơ chấn thương và nhiễm trùng, dị ứng với keo dán, rụng lông mi tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Nguồn gây nhiễm có thể đến từ vệ sinh kém ở các tiệm làm đẹp, hàng rào bảo vệ mắt tự nhiên bị phá bỏ khi thao tác làm đẹp. Cần đặc biệt lưu ý là nhiều vật sắc nhọn ở rất gần mắt bạn khi chúng ta tiến hành làm đẹp theo kiểu này.
Các thành phần trong keo dán cũng có thể gây dị ứng. Trong quá khứ, đã có một vài loại keo có chứa formaldehyde gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể gây ra đau, ngứa, đỏ và sưng nề tại chỗ. Cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc nhìn nhất thời. Nối lông mi và keo dán hiện tại vẫn chưa được FDA cho phép sử dụng.
Gãi, giật hay kéo có thể làm đứt gãy lông mi tự nhiên của bạn, thậm chí làm tổn hại nang lông. Cho dù là hiếm gặp nhưng nối dài lông mi có thể dẫn tới các sợi lông mi bị chôn lấp dưới lớp bề mặt nhãn cầu, có thể phải phẫu thuật để lấy bỏ”.
Nguồn gây nhiễm có thể đến từ vệ sinh kém ở các tiệm làm đẹp, hàng rào bảo vệ mắt tự nhiên bị phá bỏ khi thao tác làm đẹp. (Ảnh: Ngôi sao) |
Một số lưu ý nối mi đúng cách:
Cũng theo BS Cương, bạn phải "ngó nghiêng" kỹ lưỡng các shop làm đẹp hay các thẩm mỹ viện, nhân viên của họ, thành phần các chế phẩm làm đẹp có đảm bảo hay không…trước khi tiến hành nối lông mi.
Hãy chắc chắn rằng: “Tiệm làm đẹp đó có uy tín hay không? Đã có thâm niên trong nghề? Tuân thủ vệ sinh tốt? Đọc các nhận xét, bình luận của khách hàng , xem ảnh trước và sau làm đẹp
Bằng cấp, khóa học, kinh nghiệm của các kỹ thuật viên làm đẹp có liên quan đến kỹ thuật nối dài lông mi
Tìm hiểu về keo dán lông mi, thành phần của nó, khả năng gây dị ứng. Cần đảm bảo keo không bị quá hạn. Thử áp một ít keo lên cổ tay xem phản ứng thế nào trước khi bôi nó lên mi
Nếu bạn bị những phản ứng bất lợi với thủ thuật nối dài lông mi, đừng cố lấy lông mi đi, như vậy có thể gây hại cho mắt. Đừng tự điều trị các phản ứng của cơ thể vì có thể lợi bất cập hại. Hãy đi khám bác sĩ mắt ngay”, BS Cương khuyến cáo.
Cô gái nhiễm trùng mắt do nối mi giả
Mong muốn có đôi mắt đẹp, Hà Trinh nối mi giả tại một cửa hàng ở Hà Nội với giá 200.000 đồng. Kết quả mắt ... |
Nguy cơ tiềm ẩn từ nối mi và nhuộm mi
Rất nhiều loại keo được sử dụng trong nối mi có chứa hóa chất formaldehyde - loại hóa chất có thể gây dị ứng dẫn ... |