Thu giữ gần 16.000 đồng hồ Rolex, Omega, Burberry dỏm bán với giá hàng chục triệu đồng mỗi chiếc

TP HCM dẫn đầu cả nước về số đồng hồ hiệu Rolex, Omega, Burberry… dỏm với hơn 3.000 chiếc. Giá niêm yết mỗi chiếc đồng hồ hiệu dỏm này từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Tổng Cục quản lí thị trường cho biết 9 tháng đầu năm, lực lượng quản lí thị trường cả nước đã thực hiện hàng loạt các đợt kiểm tra chuyên đề, phát hiện tổng cộng 442 vụ vi phạm đối với mặt hàng đồng hồ Thuỵ Sĩ.

Theo đó, đã có tổng cộng gần 16.000 chiếc đồng hộ "nhái" các nhãn hiệu nổi tiếng của Thuỵ Sĩ như Rolex, Tudor, Longines, Omega, Patek Philippe, Montblanc, Chanel, Burberry…

8f5a1c365339b567ec28

Những chiếc đồng hồ Rolex, Omega, Burberry dỏm bị cơ quan chức năng thu giữ, giá niêm yết mỗi chiếc hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: CQCC)

Trong số đó, lực lượng quản lí thị trường đã trực tiếp xử lí 406 vụ, chuyển cơ quan điều tra 2 vụ. Tổng số tiền phạt từ hàng trăm vụ vi phạm trên đến 2,5 tỉ đồng.

Tổng Cục quản lí thị trường cho biết các vụ vi phạm xảy ra hầu hết tại nhiều thành phố lớn, đáng chú ý, TP HCM là địa phương dẫn đầu về số lượng đồng hồ hiệu dỏm bị tịch thu.

Theo đó, Cục Quản lí thị trường TP HCM đã kiểm tra 109 vụ, thu giữ 3.031 chiếc đồng hồ dỏm. Tại Nha Trang (Khánh Hòa), cơ quan chức năng cũng tịch thu 2.103 chiếc đồng hồ giả thương hiệu Thụy Sĩ các loại. 

Số lượng đồng hồ bị thu giữ tại Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hà Nội lần lượt là 1.288 chiếc, 1.178 chiếc và 1.102 chiếc.

Tổng Cục quản lí thị trường cho biết các đối tượng vi phạm sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra như không có địa điểm kinh doanh cụ thể.

Cơ quan này đặc biệt lưu ý hình thức bán hàng hiệu giả, hàng hiệu dỏm trên các trang thương mại điện tử, chỉ chốt đặt hàng từ khách rồi mới giao hàng… gây khó khăn trong việc phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho trữ hàng hóa.

"Đặc biệt phải kể đến đó là tâm lí chuộng hàng hiệu giá rẻ của người tiêu dùng. Nhận thức của người tiêu dùng về đấu tranh, ngăn chặn hàng giả tại nhiều nơi còn nhiều hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa", Tổng Cục quản lí thị trường nhìn nhận.

Thời gian tới, cơ quan này khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng quản lí thị trường tập trung nguồn lực, tăng cường các giải pháp giám sát thị trường, chủ động thu thập thông tin, đánh giá thị trường để xây dựng phương án đấu tranh chuyên đề trọng điểm.

Đồng thời, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người dân nhằm nâng cao nhận thức về công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.