Vườn vải thiều của gia đình nhà ông Tiên phát triển và cho năng suất cao (Ảnh: Trang Anh). |
Cây vải thiều được người dân biết đến khi được trồng và chăm sóc ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây loại cây trồng này bắt đầu được trồng trên mảnh đất Tây Nguyên.
Không những thế, cây vải thiều còn trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên vùng đất cằn sỏi đá này. Nhiều gia đình nhờ loại cây này đã đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo khổ.
Ông Nguyễn Duy Tiên (SN 1957, thôn 12A, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, vào năm 1996, bố ông đã mang một ít cây giống vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) vào trồng thử trên vùng đất đỏ bazan này.
Tuy nhiên, do thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây khác so với ở miền Bắc nên cây vải lớn lên cho năng suất thấp. Không nản lòng với kết quả thấp so với dự tính, gia đình ông đã tìm giống mới, tiếp tục ghép thử nghiệm. Đến năm 2008, gia đình ông đã ghép cây vải Thanh Hà với vải Cẩm Hoàng (huyện Cảm Giàng, tỉnh Hải Dương) để tạo ra một giống lai.
Ông trời quả không phụ lòng người, chỉ sau một thời gian giống vải này đã cho ra hoa, kết quả và mang lại năng suất và sản lượng cao, quả to tròn, chín mọng. Thời điểm cây vải nhà ông cho trĩu quả đã có nhiều nhà khoa học đến để nghiên cứu giống.
Sau đó, những nhà khoa học này khẳng định cây vải có thể trồng và thích nghi được với thời tiết và thổ nhưỡng vùng đất Tây Nguyên.
Tuy nhiên, người đàn ông U60 này vẫn chưa hài lòng vì những cây vải của gia đình chín đúng vụ mùa vải ở các tỉnh phía Bắc nên giá thành thấp, thu nhập lại không đáng bao nhiêu. Sau những vụ mùa đi qua, ông bắt đầu tìm hiểu qua mạng Internet, đọc sách báo để tạo ra giống vải trái mùa.
Ông Tiên cắt tỉa và chăm sóc cành để cây đạt hiệu quả cao vào các vụ mùa sau (Ảnh: Trang Anh). |
Nghĩ là làm, người đàn ông này tiếp tục ghép cây vải đang trồng với loại vải Bình Khê (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) để kích thích chín sớm.
Theo ông Tiên, quả vải phát triển từ khi tắt hoa đến thu hoạch khoảng 60-75 ngày. Nếu muốn hạn chế rụng sinh lí nhà vườn phải cung cấp đủ nước, đủ dinh dưỡng cho cây, cho quả. Bên cạnh đó, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngoài ra, vải đậu quả tỉ lệ thuận với số lá hữu hiện trên cây.
“Loại vải này có đặc điểm là chín sớm hơn những giống vải phía Bắc khoảng 1 tháng nên giá bán sẽ cao hơn nhiều. Sau khi ghép thành công giống mới, năm thu hoạch đầu tiên trên 1,1 ha đã mang về cho gia đình tôi 13,5 tấn. Do bán trái mùa vụ nên mức giá khoảng 50.000 đồng/kg đã mang lại thu nhập gần 700 triệu cho gia đình tôi”, ông Tiên chia sẻ.
Đến vụ mùa năm nay (2018) gia đình ông Tiên đã thu được 19,5 tấn/1,1ha, mang lại thu nhập gần một tỷ đồng.
Những cành vải nặng trĩu quả mang lại nguồn thu nhập khủng cho gia đình ông (Ảnh: Trang Anh). |
Cũng theo ông Tiên, cây vải chủ yếu mắc sâu bệnh hại như: sâu đo, sâu đục gân lá, nhện đỏ, bọ xít…bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh sùi mủ trên thân cành, bệnh héo rũ. Do đó để phòng trừ sâu bệnh hại, người dân cần thoát nước trong mùa mưa. Bên cạnh đó, khi trồng cũng như chăm sóc bồn luôn luôn phải cao hơn mặt vườn. Đặc biệt, cây vải có đặc tính ưa ẩm, nhưng không được để úng.
Bên cạnh việc làm giàu từ giống cây vải, gia đình ông còn chiết khoảng 10.000 cây giống để bán cho người dân với giá 70.000 đồng/cây, thu về khoảng 700 triệu đồng. Ngoài ra, trong quá trình trồng vải, ông Tiên còn nghiên cứu, tìm hiểu viết thành một cuốn cẩm nang về cách chăm sóc cây vải để chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Pắk cho biết, vụ vải vừa qua năng suất trên địa bàn huyện đạt gần 20 tấn/ha.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng năng suất cây vải phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, nếu năm nào không đủ lạnh thì cây không phân hóa mầm hoa được nên không có trái. Do đó, người trồng phải nắm bắt kỹ thuật để có những tác động vào cây vải mới cho năng suất ổn định.
Vải thiều đầu mùa năm 2018 được mùa mất giá
Cuối tháng 5 bắt đầu vào chính vụ thu hoạch vải thiều, tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội đã bày bán vải sớm ... |
Ngôi làng ‘5 không’ trên núi Cheng Leng
Cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, không đường, không điện, không trường học, không trạm xá và không giấy tờ tùy thân đã đeo bám ... |
Thương lái trả 1.700 đồng/kg bí đỏ, nông dân quyết không bán, đợi giá nhích
Khác với cảnh vui mừng, nhộn nhịp trong những vụ thu hoạch bí ở những năm trước, năm nay, người nông dân thấp thỏm, lo ... |
Đô thị 09:22 | 06/10/2019
Du lịch 06:28 | 05/10/2019
Du lịch 19:10 | 25/09/2019
Kinh doanh 09:23 | 23/09/2019
Đô thị 14:14 | 08/08/2019
Du lịch 07:18 | 27/06/2019
Tiêu dùng 16:26 | 31/05/2019
Giáo dục 10:35 | 21/05/2019