Tại hội nghị, trình bày của chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, tình trạng cực đoan khí hậu ngày càng phổ biến và sức ảnh hưởng càng lan rộng. Các chất gây hiệu ứng khí nhà kính như CO2, N2O, CH4...liên tục tăng nhanh.
Lượng phát thải khí nhà kính của riêng Việt Nam năm 2010 đã bằng tổng lượng khí nhà kính của toàn thế giới vào năm 1850.
Hội nghị Triển khai thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với 19 tỉnh/thành miền Trung. Ảnh: Quang Nam |
Với tình trạng các chất gây hiệu ứng khí nhà kính liên tục tăng như hiện nay, trái đất sẽ nóng lên. Nếu nhiệt độ tăng 2-3 độ C, 20-30% các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ tăng 4-5 độ C, 40% hệ sinh thái bị tác động rất mạnh hoặc biến mất.
Trong giai đoạn 2001-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra tại Việt Nam khoảng 1,5% GDP/năm, với 9.500 người chết và mất tích.
Phát biểu trước các đại biểu tham dư hội nghị, ông Võ Tuấn Nhân Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.
Ông Võ Tuấn Nhân Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu trong hội nghị. Ảnh: Quang Nam |
Đồng thời, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hoạt động thích ứng giúp tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tạo điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mặc khác, Việt Nam đưa việc ứng phó với BĐKH là 1/17 mục tiêu của phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Văn Tuệ, Cục trưởng Cục BĐKH cho biết, năm 2018, Chính phủ dự định sẽ ban hành một nghị quyết qui định lộ trình, phương thức triển khai cắt giảm khí nhà kính. Đến năm 2020, sẽ xây dựng luật BĐKH nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn đối với vấn đề này.
Việt Nam sau khi tham gia Thỏa thuận Paris sẽ tiếp tục thực hiện tăng cường giám sát, đánh giá các doanh nghiệp, đơn vị xả thải. Từ đó, chuyển dần từ tự nguyện sang bắt buộc vào năm 2021.
9 quốc gia có nguy cơ biến mất trong vòng một thế kỷ tới Những khác biệt văn hóa, các yếu tố chính trị, sự biến đổi khí hậu toàn cầu cùng những tác động tiêu cực của con ... |