Tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm, người Sài Gòn đối mặt với nguy cơ cháy, bỏng da thậm chí ung thư

Người Sài Gòn đang phải đối mặt với sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khi chỉ số tia cực tím ở thành phố được dự báo vượt ngưỡng nguy hiểm và luôn ở mức cao nhiều ngày liên tiếp.

Theo thông tin báo Tuổi Trẻ đăng tải, trang Weatheronline (Anh) dự báo chỉ số tia cực tím (UV) tại TP HCM hôm nay (26/3) và ngày mai (27/3) ở mức 12. Chỉ số tia UV ở mức 12 tại TP HCM là mức cực độ, rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Những ngày tới, chỉ số tia cực tím này có thể giảm nhưng luôn ở mức cao nhất là 10, 11. Chỉ số này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là quá cao, có thời gian gây bỏng khoảng 10 phút. 

Vậy, việc TP HCM được dự báo có chỉ số tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm và ở mực cao trong nhiều ngày tới thì người dân TP HCM sẽ phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe nào?

Tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Tia UV có nhiều tác hại và ảnh hưởng xấu tới cơ thể và sức khỏe con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số UV cao nhất là 11+ với thời gian gây bỏng là 10 phút. Với mức UV 8-10, thời gian gây bỏng là 25 phút.

Tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm, người Sài Gòn đối mặt với nguy cơ cháy, bỏng da thậm chí ung thư - Ảnh 1.

Trang Weatheronline (Anh) dự báo chỉ số tia cực tím (UV) tại TP HCM hôm nay (26/3) và ngày mai (27/3) ở mức 12 - đây là mức nguy hiểm với sức khỏe con người.

Thông tin Đại tá Phạm Văn Tiến, bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 cung cấp cho báo chí, tia cực tím gây ảnh hưởng nhiều nhất đến mắt khi không đeo kính bảo hộ. Các tế bào bao bọc mắt có thể bị phá hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt xi măng, cát hay nước.

Sau khi bị tia cực tím chiếu, từ 6-15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, nếu tiến triển tốt, sau 8 giờ, những triệu chứng này sẽ tự khỏi.

Trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím còn có khả năng gây các chứng bệnh về mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc, cườm mắt, lòa thậm chí mù mắt.

Khi da tiếp xúc trực tiếp dưới nắng có chỉ số UV cao với thời gian lâu sẽ làm cho da đỏ, rát, đau kèm theo ngứa, phù và có thể sốt.

Đặc biệt, khi da bị tác động lâu dài với UV ở mức cao còn làm tăng nguy cơ gây ung thư da do bị tổn thương ADN trong nhân tế bào da ở lớp thượng bì, gia tăng khối u ác tính, ung thư mô tế bào cơ bản, ung thư mô tế bào hình vảy, lão hóa nhanh, ức chế miễn dịch.

Tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm, người Sài Gòn đối mặt với nguy cơ cháy, bỏng da thậm chí ung thư - Ảnh 2.

Hình ảnh đôi môi chịu tác động của tia UV. (Ảnh: Metro.uk)

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tiếp xúc với bức xạ tia cực tím là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh ung thư da. Những người tiếp xúc nhiều với tia cực tím có nguy cơ mắc bệnh ung thư da cao hơn.

Ngoài ra, cháy nắng và sạm da là kết quả ngắn hạn của việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Tiếp xúc lâu dài với nắng và tia UV có thể gây lão hóa da sớm, gây nếp nhăn, làm mất độ đàn hồi của da, xuất hiện mảng da khô, bong vảy.

Cách bảo vệ da khỏi tia cực tím

Theo các chuyên gia y tế, việc bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời nói chung, tia cực tím nói riêng nên phòng ngừa bắt đầu từ tuổi nhỏ và mọi lúc, mọi nơi. Các biện pháp bao gồm:

Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10h - 16h).

Tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm, người Sài Gòn đối mặt với nguy cơ cháy, bỏng da thậm chí ung thư - Ảnh 3.

Cần thường xuyên sử dụng kem chống nắng khi ra đường trong những ngày Sài Gòn nắng nóng như đổ lửa, tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Mặc quần áo dài tay, váy dài che kín cơ thể, chọn chất liệu vải dệt khít nhau, màu sáng để tránh bắt nắng.

Tia UVA có thể xuyên qua cửa sổ và kính xe, vì vậy dù bạn đi bằng ôtô thì vẫn phải bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng.

Nếu bạn nhận thấy có vết sưng, mụn, nốt ruồi đang thay đổi, phát triển hoặc chảy máu, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng của ung thư da. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị hiệu quả.

Đội mũ rộng vành để che mặt và cổ.

Sử dụng chất chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Bôi chất chống nắng ít nhất 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau 2 giờ, cả khi trời có mây.

Luôn đeo kính khi ra đường.

Trẻ em chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian trước 8h và sau 17h. Hạn chế cho trẻ ra ngoài. Khi buộc phải ra ngoài, cần che chắn, bảo hộ, thoa kem chống nắng như người lớn.

Nắng nóng đỉnh điểm: Người dân săn tìm kính chống tia UVNắng nóng đỉnh điểm: Người dân săn tìm kính chống tia UV Cảnh báo: Tác hại không lường của tia UV tới mắtCảnh báo: Tác hại không lường của tia UV tới mắt Sài Gòn nắng nóng như đổ lửa, tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm Sài Gòn nắng nóng như đổ lửa, tia cực tím vượt ngưỡng nguy hiểm
chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.