Tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 29/6
VinGroup sẽ làm căn hộ trị giá 200 triệu đồng
Tập đoàn Vingroup chính thức công bố tham gia phân khúc nhà ở giá rẻ - thương hiệu Happy Town. Với mức giá chỉ từ gần 200 triệu đồng/căn hộ trở lên, Happy Town mở ra cơ hội an cư lạc nghiệp cho nhiều lao động thu nhập thấp, góp phần giải bài toán nhà ở đang rất bức thiết tại các địa phương.
Theo thông cáo từ VinGroup, các căn hộ Happy Town sẽ được phát triển với diện tích tối thiểu từ 30m2/căn, tạo điều kiện an cư thuận lợi cho đa số người lao động thu nhập thấp, góp phần ổn định nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; và có tác động tích cực trong công tác an sinh xã hội tại các địa phương.
Dự kiến, trong giai đoạn đầu, Happy Town sẽ được triển khai tại 3 tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn, đang tập trung đông đảo lao động nhập cư là Bắc Ninh, Bình Dương và Đồng Nai.
Quốc Cường Gia Lai "sợ" dự án Phước Kiển
Trong buổi họp đại hội cổ đông, bà Nguyễn Thị Như Loan nói doanh nghiệp này đã nhận lại tiền và trả đất cho Công ty Tân thuận sau những lùm xùm xung quanh dự án Khu dân cư Phước Kiển.
Theo bà Loan, Công ty Tân Thuận trước đây bán cho QCG 32 ha đất, khu đất này nằm trong tổng dự án 55 ha, chứ không phải dự án chỉ có 32 ha. Đây là dự án còn da beo nhiều, ban đầu công ty không muốn mua mà chỉ muốn hợp tác (Tân Thuận 65% còn QCG 35% vốn), nhưng khi làm thủ tục đầu tư bị ách, vì tổng dự toán hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi Tân Thuận chỉ có vốn 126 tỷ đồng, nên không đủ khả năng. Và vì Tân Thuận không đứng chủ đầu tư được nên bán lại cho QCG.
Chủ tịch QCG thông tin hiện công ty đã trả mặt bằng cho Tân Thuận. Phía Tân Thuận cũng đã hoàn trả tiền cho doanh nghiệp, báo Zing thông tin.
Chủ tịch QCG cho rằng rất sợ phải làm những án lớn như vậy trong tương lai, vì liên quan đến vấn đề pháp lý dự án. "Doanh nghiệp đang được đối xử như 'con ghẻ' vì luật một đường áp dụng một nẻo, khó có thể chủ động được", bà Loan nói.
Thêm một chủ thẻ ATM bị "bốc hơi" 116 triệu đồng lúc rạng sáng
Theo báo Dân trí, chị Đoàn Thị Ngọc Duyên (quận 12, TPHCM) phản ánh, rạng sáng 27/6, hệ thống từ DongA Bank gửi 5 tin nhắn đến điện thoại và thông báo tài khoản của chị đã chuyển 96 triệu đồng (4 chuyển khoản đầu, mỗi lần là 20 triệu, một chuyển khoản sau là 16 triệu đồng).
Sau đó, từ 3h58 đến 3h59 phút, chị Duyên tiếp tục nhận được thông báo là tài khoản của chị bị rút 20 triệu đồng tiền mặt với mỗi lần rút là 10 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền từ tài khoản chị Duyên "không cánh mà bay" là 116 triệu đồng.
Ngay sau khi bị trừ tiền trong tài khoản, chị Duyên kiểm tra thì vẫn thấy thẻ còn bên người nên liền điện thoại đến tổng đài nhờ phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, tài khoản của chị chỉ còn hơn 320.000 đồng.
Trong sáng 27/6, chị Duyên đã lên Ngân hàng Đông Á trình bày và khiếu nại thì được ngân hàng cho biết tiền trong tài khoản của chị được rút ở một trụ ATM đặt tại phòng giao dịch Âu Cơ (Quận Tân Phú). Đây cũng chính là địa điểm cây ATM mà chị Nguyễn Thị Phương Thùy bị mất cắp 85 triệu đồng qua 3 giao dịch chuyển khoản và 3 giao dịch rút tiền).
Nhân viên DongA Bank tiếp nhận phản ảnh của chị Duyên và thông báo với chị là trong vòng 5 ngày sẽ có kết quả trả lời.
Doanh nghiệp mía đường đang là 'con nợ' của người trồng mía
Cũng theo Dân trí, tính đến giữa tháng 6/2018, lượng đường tồn kho tại các nhà máy vào khoảng 700.000 tấn. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, lượng đường tồn trong kho của các doanh nghiệp cao mức khủng như vậy.
Do việc tồn kho lớn chưa tiêu thụ được cộng với hạn mức tín dụng tại các ngân hàng đã hết nên nhiều nhà máy đang nợ tiền mía của nông dân với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, công ty đường Cần Thơ đang nợ người nông dân khoảng 110 tỷ đồng, Công ty đường Trà Vinh nợ 70 tỷ đồng, Công ty đường Sóc Trăng nợ 100 tỷ đồng.
Nợ khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp như Nhà máy mía đường Bình Định đã phải trả tiền mía cho nông dân bằng… đường. Những ngày qua, một số nông dân đã kéo đến nhà máy để đòi tiền thanh toán mía, khiến cho bối cảnh thị trường vô cùng căng thẳng.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, một nguyên nhân gây nên viễn cảnh không mấy sáng sủa này đó là vấn nạn đường nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Những tháng đầu năm 2018 dù đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, tình trạng này cũng không giảm mấy so với năm 2017. Số liệu ước tính vào khoảng 500.000 tấn đường nhập lậu, gian lận thương mại đang “tác oai tác quái tại thị trường”.
Tin kinh tế ngày 27/6: Xoài Việt có cơ hội đi Mỹ, Eximbank tiếp tục tạm ứng 93 tỷ
Tổng hợp tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 27/6 trên cả nước. |
Tin kinh tế ngày 26/6: Bamboo Airways mua 20 máy bay, Eximbank tạm ứng 32 tỷ cho khách hàng bị mất tiền
Tổng hợp tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 26/6 trên cả nước. Bamboo Airways đã hoàn thành việc đặt cọc mua 20 máy ... |
Tin kinh tế trong ngày 25/6: Đề xuất sửa 9 luật để giảm giấy phép con, tiếp tục soi sai phạm trong quản lí đất công
Tổng hợp tin kinh tế đáng chú ý trong ngày. Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa đề xuất sửa 9 luật để ... |
Tin kinh tế ngày 22/6: Saigonbank thay loạt sếp 'lớn', xăng dầu đồng loạt giảm giá
Tổng hợp tin kinh tế trong nước đáng chú ý trong ngày 22/6. |
Đô thị 11:40 | 11/02/2020
Kinh doanh 11:16 | 11/02/2020
Đô thị 14:33 | 09/09/2019
Thời sự 12:16 | 24/05/2019
Lối sống 06:29 | 06/05/2019
Pháp luật 21:11 | 31/03/2019
Pháp luật 07:35 | 14/02/2019
Pháp luật 04:59 | 29/01/2019