Thuốc tê là những chất hóa học tổng hợp mà khi vào cơ thể ít gây hoặc không gây kích thích. Thuốc này có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh, khi ngấm vào dây thần kinh thì sự dẫn truyền bị ngưng tạm thời. Nếu là dây thần kinh đi từ ngoại biên lên vỏ não thì sẽ làm mất cảm giác, nếu là dây thần kinh từ vỏ não đi xuống thì gây liệt vận động.
Hiện nay, các loại thuốc gây tê tại chỗ thường được sử dụng để giảm đau trong các thủ thuật và tiểu phẫu thuật, trong thẩm mỹ hoặc để phong bế các dây thần kinh cảm giác. Nói chung, nếu được sử dụng đúng cách, các thuốc này thường chỉ tác dụng tại chỗ mà ít được hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng phụ toàn thân.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu đa số khách hàng khi tới thẩm mỹ viện chỉ bận tâm đến kết quả thẩm mỹ có đẹp không chứ ít ai nghĩ tới việc họ sẽ được gây mê, gây tê thế nào, bằng loại thuốc gì? Thuốc còn hạn sử dụng hay không, thành phần thế nào, quy trình bảo quản ra sao…?
Khi phẫu thuật nếu dùng thuốc tê sai cách và kém chất lượng sẽ nguy hiểm tính mạng |
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng khoa dược Bệnh viện Đại học y dược TPHCM, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định bác sĩ sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường.
Cũng theo giải thích của bác sĩ Hường, thuốc gây tê là thuốc có những tác dụng tới hệ thần kinh thì càng dễ phản ứng. Nếu không rõ thành phần, hoạt chất hay bảo quản không tốt sẽ có những phản ứng gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng.
Tương tự, bác sĩ Phạm Văn Đông, Trưởng khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết, theo quy định của Bộ y tế, việc sử dụng thuốc nói chung và các thuốc gây tê phải do người có chuyên môn chỉ định để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bác sĩ Đông phân tích thêm, các loại thuốc gây tê, gây mê phải rõ ràng thành phần, hàm lượng, hoạt chất và được bảo quản đúng điều kiện. Và tùy theo cơ địa của từng người như cân nặng, tuổi tác, các bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp chứ không phải ai cũng kê theo cùng một "công thức". Vì chỉ cần một "chất lạ" hoặc hàm lượng thuốc khác nhau được đưa vào cơ thể thì có thể gây ra những phản ứng có hại".
Cũng theo bác sĩ Đông, ngoài việc sử dụng các loại thuốc gây tê, gây mê theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn thì các cơ sở y tế, thẩm mỹ viện cần phải có những biện pháp cấp cứu, phương án giải độc, hỗ trợ hô hấp…trong trường hợp xảy ra sự cố. Bởi, không ít trường hợp bệnh nhân bị phản ứng với thuốc mặc dù được gây tê, gây mê ở các cơ sở y tế chuyên môn, bệnh viện lớn.
Nhiều trường hợp dù có những trang thiết bị hiện đại, thuốc men giải độc nhưng đôi khi vẫn không kịp xử trí. Do đó, nếu việc gây mê, gây tê tại các cơ sở thẩm mỹ chui, không đảm bảo an toàn, không sàng lọc chuyên môn, lại sử dụng những nguồn thuốc không rõ xuất xứ, nguồn gốc thì nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn càng cao và hậu quả rất là nặng nề.
XEM THÊM
Kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi và độn thái dương của 9X Hà Nội
Chị Hà (27 tuổi, Hà Nội) cho biết, để cải thiện các đường nét trên khuôn mặt, chị đã lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ ... |
Streamer 9X chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mĩ nâng mũi
Trần Kim Chi (chuyên viên trang điểm, streamer) cho biết sau phẫu thuật thẩm mĩ nâng mũi, công việc của cô thuận lợi hơn nhiều. ... |
Sự ‘lột xác’ thần kì của cô gái 18 năm không dám soi gương
Trong gần 20 năm ấy, cô gái Phạm Thị Hà (Quảng Bình) không một lần nhìn vào gương vì ngoại hình của mình. Thậm chí, ... |
Bố mẹ phản đối, cô gái vẫn quyết phẫu thuật thẩm mĩ để có gương mặt đẹp
Thu Hoài (26 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, cô đã thực hiện phẫu thuật nâng mũi, độn cằm với mong muốn khuôn mặt hài hoà ... |